Nhiệm vụ kiểm điểm, tự phê bình và phê bình là khâu mở đầu, mấu chốt, có ý nghĩa quyết định việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết 4 (khóa XI) về công tác xây dựng Đảng và cũng là khâu khó khăn, phức tạp nhất hiện nay.
Nhiệm vụ kiểm điểm, tự phê bình và phê bình là khâu mở đầu, mấu chốt, có ý nghĩa quyết định việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết 4 (khóa XI) về công tác xây dựng Đảng và cũng là khâu khó khăn, phức tạp nhất hiện nay.
Vì vậy, trong quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương lần này, Đảng ta yêu cầu phải gắn với trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao trong toàn Đảng. Cán bộ chủ chốt, nhất là cấp trung ương, người đứng đầu làm trước và phải thực sự gương mẫu tự phê bình và phê bình, nêu gương bằng hành động thực tế để các cấp noi theo.
Để thực hiện tốt tự phê bình và phê bình hiện nay, thiết nghĩ mọi cán bộ, đảng viên, mà trước hết là cán bộ chủ chốt các cấp cần thực sự tự giác gương mẫu tự phê bình để cấp dưới và đảng viên học tập, noi theo. Cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị tự giác gương mẫu tự phê bình trước là việc làm quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng tự phê bình và phê bình của các cấp ủy, tổ chức đảng. Tuy nhiên, đây là việc không hề đơn giản, đòi hỏi mỗi cán bộ phải có quyết tâm chính trị cao, thực sự cầu thị tiến bộ, nêu cao dũng khí và hành động quyết liệt để tự phê bình một cách thành khẩn. Không có dũng khí, không có tính tự giác cao thì không thể tự phê bình, không đủ can đảm tự nhận khuyết điểm và nghe người khác nói về những yếu kém của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý”. Cán bộ, đảng viên có khuyết điểm mà không dám tự nhận và sửa chữa thì khuyết điểm sẽ ngày càng tích tụ nhiều lên, lấn át ưu điểm, cũng như giấu giếm bệnh tật trong mình không dám uống thuốc để bệnh ngày càng trầm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. Thực tế cho thấy, những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, một trong những nguyên nhân suy cho đến cùng là do không thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, tự phê bình và tiếp thu phê bình, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân.
Trong chỉ đạo, tổ chức tự phê bình và phê bình ở các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ chốt các cấp phải thực sự phát huy dân chủ, nêu cao trách nhiệm của từng đảng viên, kiên quyết thực hiện tốt phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh”; đồng thời, đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, hạn chế phải thiết thực, khả thi.
Trong thực hiện tự phê bình và phê bình đối với cán bộ chủ chốt các cấp, quần chúng có vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, “tai mắt” của quần chúng có mặt ở khắp mọi nơi, cán bộ nào tốt, cán bộ nào xấu, cán bộ nào có lỗi lầm, khuyết điểm quần chúng biết rất rõ. Cần xây dựng ngay (xây dựng trước) quy chế cho cấp dưới đóng góp ý kiến phê bình cấp trên và cán bộ, đảng viên.
Ngoài ra, cần khắc phục tư duy nhiệm kỳ, xuất phát từ lợi ích nhóm trong các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp mà dẫn đến tư tưởng "tôi không phê bình anh, anh không phê bình tôi" hoặc đội lốt tập thể để giấu khuyết điểm của cá nhân.
Theo QĐND Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin