Mỗi người, mỗi nhiệm vụ. Song, họ cùng gặp nhau ở một điểm chung là cùng tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Mỗi người, mỗi nhiệm vụ. Song, họ cùng gặp nhau ở một điểm chung là cùng tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Nhân kỷ niệm 123 năm ngày sinh nhật Bác, phóng viên Báo Vĩnh Long có cuộc gặp gỡ những điển hình tiêu biểu để nghe họ kể đã làm học và làm theo Bác như thế nào?
* Đồng chí Trần Thu Hà- Bí thư Đảng ủy xã Long Mỹ: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân tôi nhận thức đây là niềm vinh dự, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người và đó là việc của suốt đời.
Trần Thu Hà. |
Là một đảng viên, được Đảng và nhân dân giao phó nhiệm vụ bí thư đảng ủy xã, tôi luôn có suy nghĩ mình phải ra sức học tập, công tác tốt, không ngại khó, ngại khổ, quyết tâm vươn lên góp phần thực hiện tốt hơn nữa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Bản thân mạnh dạn đăng ký rèn luyện nâng cao năng lực báo cáo viên cơ sở, rèn luyện cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, tìm những giải pháp để nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, nâng cao hiệu quả hoạt động cho toàn đảng bộ.
Chọn phần việc này vì tôi nhận thấy cơ sở cần khắc phục ngay tình trạng “bị tắc nghẽn” lâu nay trong việc tổ chức quán triệt, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, làm cho việc đưa chỉ thị, nghị quyết vào cuộc sống bị chậm và chỉ dừng lại ở nội bộ Đảng và cán bộ.
Tôi kiến nghị về Ban Tuyên giáo tỉnh, huyện tổ chức hội thảo “nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền nghị quyết của Đảng ra đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân”. Kết quả đã tìm ra quy trình, cách làm cụ thể, có kết quả cao khi ứng dụng.
Công tác tuyên truyền thực hiện chuyên đề mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một điển hình, với 100% hộ có ảnh hưởng tự nguyện đóng góp đất, hoa màu xây dựng giao thông nông thôn, trị giá trên 14 tỷ đồng…
* Bà Đặng Thị Loan- Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Bà Phận (xã Trung Chánh- Vũng Liêm): Học tập và làm theo Bác, tôi tự nguyện đăng ký mô hình “hùn vốn xây nhà kiên cố”.
Đặng Thị Loan (phải).
Lúc đầu chỉ có 1 tổ, với 36 hội viên. Cứ một vụ lúa, mỗi chị hùn “5 phân” và có 1 chị nhận vốn xây nhà với số tiền từ 65- 76 triệu đồng.
Cứ 1 năm 3 vụ thì sẽ có 3 căn nhà mới. Trong tổ ai nấy đều phấn khởi, sinh hoạt ngày càng sôi nổi hơn. Không chỉ trong ấp mà phong trào còn nhân rộng sang các ấp khác (Rạch Rô, Chợ Mới), xã khác (Hiếu Phụng, Quới An, Tân An Luông) thêm 3 tổ, 62 chị tham gia.
Cũng là hình thức góp vốn và các thành viên trong tổ thống nhất sắp xếp ưu tiên cho những hội viên khó khăn, nhà dột nát, tạm bợ.
Tôi rất vui khi việc làm này đã góp phần giúp nhiều chị có hoàn cảnh khó khăn được sống trong những căn nhà khang trang, sạch đẹp, bởi có “an cư” mới “lạc nghiệp”.
* Cô Nguyễn Ngọc Thùy- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hựu Thành B (Trà Ôn): Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ thường xuyên hàng ngày của mọi cán bộ, đảng viên và tất cả mọi người.
Nguyễn Ngọc Thùy.
Cụ thể, đối với bản thân, tôi luôn cố gắng học tập nhiều nơi về công tác quản lý nhà trường để chỉ đạo công tác chuyên môn có nhiều điểm mới và mang tính tích cực, gần gũi, động viên, giúp đỡ cán bộ giáo viên, nhân viên cùng tham gia vào công việc chung.
Chỉ đạo chuyên môn thực hiện đổi mới giảng dạy, đem giờ dạy tốt áp dụng cho học sinh. Học sinh thích học tập qua đồ dùng học tập dạy học phong phú của thầy cô và cha mẹ cùng làm, giúp các em thật sự cảm nhận “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Song song đó, bản thân luôn theo dõi kiểm tra, nhắc nhở, tìm ra biện pháp tích cực giúp giáo viên tháo gỡ khó khăn về những hạn chế trong học tập của các em nên hàng năm không có học sinh lưu ban bỏ học, học sinh khá, giỏi tăng, không còn học sinh yếu.
* Ông Nguyễn Văn Xua- Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi, bệnh nhân nghèo xã Ngãi Tứ (Tam Bình):
Nguyễn Văn Xua.
Nhiệm vụ Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi, bệnh nhân nghèo đối với tôi còn mới mẻ, bản thân luôn ý thức về tinh thần trách nhiệm, tận tụy cùng công việc, luôn khắc phục mọi khó khăn; thường xuyên soi rọi lại bản thân việc nào làm tốt, việc nào chưa tốt thì phải kiên quyết khắc phục sửa chữa.
Làm công tác bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi, bệnh nhân nghèo, tôi chặt chẽ từ khâu khảo sát, điều tra nắm từng đối tượng, vận động các nhà hảo tâm trợ giúp cho những mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Kết quả đã vận động tiền, hiện vật trên 34 triệu đồng; 7 xe lăn, xe lắc giúp cho đối tượng tàn tật, bệnh nhân nghèo; 2 suất học bổng trên 800 quyển tập giúp các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn…
* Ông Nguyễn Tấn Dương- Phó Giám đốc Sở Thông tin- Truyền thông:
Nguyễn Tấn Dương.
Để làm tốt công tác tham mưu cho giám đốc và bản thân tự rèn luyện, tôi ý thức việc viết nhật ký làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là viết những việc mình làm trong ngày, để kiểm điểm những việc làm hàng ngày theo kế hoạch đã định nhằm đánh giá những việc gì đã hoàn thành, chưa hoàn thành, nguyên nhân vì sao.
Điều quan trọng là tự mình nhận xét mình thật khách quan, những gì chưa tốt để có hướng rèn luyện khắc phục; còn cái tốt thì phát huy hơn nữa. Mặc dù viết nhật ký không nặng nề, khó khăn nhưng người viết cũng cần rèn luyện ý chí, nghị lực mới giữ được nề nếp.
Qua ý thức lợi ích của việc viết nhật ký, tôi đã sắp xếp thời gian rảnh (tối từ 21 giờ trở đi) để viết. Từ cuối năm 2011- 2012 đã viết 4 quyển sổ nhật ký. Nhờ vậy, mà công việc hàng ngày của tôi luôn được chủ động, dù đảm nhiệm nhiều mảng công việc nhưng vẫn hoàn thành tốt.
NHÓM PHÓNG VIÊN (thực hiện)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin