Ngày 8/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Dữ liệu (ảnh). Đại biểu thống nhất sự cần thiết xây dựng luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về dữ liệu, đảm bảo công tác chuyển đổi số quốc gia; phục vụ quản lý nhà nước, vừa khai thác, ứng dụng dữ liệu trong phát triển kinh tế- xã hội, vừa thắt chặt dữ liệu cá nhân và dữ liệu phi cá nhân, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.
Đối với việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, đại biểu đề nghị cần cân nhắc bởi vì hầu hết các nội dung chi của quỹ đã được đảm bảo từ ngân sách nhà nước. Theo đại biểu, dữ liệu quốc gia là phạm vi trách nhiệm của Nhà nước phải chi từ ngân sách. Nhiệm vụ chi của quỹ cũng trùng lắp với một số quỹ khác như báo cáo thẩm tra. Đại biểu cho rằng, dữ liệu là một dạng “tài sản” mới rất quan trọng, có thể xem như “tài sản” quốc gia. Vậy khi có các nguồn tài chính hỗ trợ, tài trợ từ trong nước và nước ngoài, chúng ta có chịu tác động gì hay không? Cần đánh giá các tác động này để đảm bảo chúng ta không bị chi phối hay lộ lọt thông tin khi tìm kiếm thông tin của các nhà tài trợ.
Ngoài ra, nếu thành lập sẽ phát sinh bộ máy và biên chế, tăng áp lực tài chính bổ sung cho quỹ của người dân, mà nhất là doanh nghiệp, vì vậy việc thành lập quỹ này không cần thiết.
Tin, ảnh: TÂM- THI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin