(VLO) Ngày 30/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày dự thảo nghị quyết. |
Theo dự thảo nghị quyết này, có 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, gồm: trả lại tiền cho bị hại hoặc gửi tiền vào ngân hàng để chờ xử lý; nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa; cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản và xử lý tiền thu được từ việc mua bán, chuyển nhượng; giao vật chứng, tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp để quản lý, khai thác, sử dụng; tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản.
Theo đại biểu, thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự cho thấy có nhiều vật chứng, tài sản có giá trị lớn tồn đọng khi bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong thời gian dài chưa được xử lý sớm để lưu thông, gây đóng băng, lãng phí nguồn lực.
Ngoài ra, còn thiếu các biện pháp để ngăn chặn sớm việc chuyển dịch, tẩu tán tài sản trước khi có đủ căn cứ áp dụng các biện pháp tố tụng kê biên, phong tỏa.
Đại biểu đề xuất cơ chế chuyển tiền mặt tạm giữ vào ngân hàng để sinh lãi, thay vì giữ trong tài khoản tạm giữ không sinh lời. Về biện pháp tạm ngừng giao dịch, đồng tình việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản nhằm ngăn ngừa việc tẩu tán, chuyển dịch tài sản liên quan tội phạm ngay từ ban đầu, tạo một bước sớm để kiểm tra, xác minh.
Ngoài ra, đề nghị cần mở rộng phạm vi điều chỉnh và rút ngắn thời gian thí điểm, vì nếu phạm vi điều chỉnh của dự thảo nghị quyết chỉ áp dụng cho một số vụ án do BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực là quá hẹp. Thí điểm hẹp như thế thì không thể nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn, cũng không đủ cơ sở để sau này nâng lên thành luật.
Tin, ảnh: TÂM- THI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin