Cần tính đến việc xây dựng nền nông nghiệp tiết kiệm nước

07:06, 05/06/2024

Ngày 4/6, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Nhóm vấn đề được chất vấn đầu tiên thuộc lĩnh vực tài nguyên-môi trường. Theo đó, các đại biểu tập trung chất vấn vào việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia; tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh nguồn nước; giải pháp phòng, chống tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn...

 

 

Đại biểu tham gia phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Đại biểu tham gia phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Ngày 4/6, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Nhóm vấn đề được chất vấn đầu tiên thuộc lĩnh vực tài nguyên-môi trường. Theo đó, các đại biểu tập trung chất vấn vào việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia; tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh nguồn nước; giải pháp phòng, chống tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn...

Trả lời về giải pháp tăng cường công tác thanh tra để xử lý tình trạng khai thác tài nguyên trái phép, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh cho biết, qua 5 năm, phát hiện 258 tổ chức, cá nhân vi phạm, đã ban hành 258 quyết định xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền 30 tỷ đồng. Thời gian tới, sẽ phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương. Bộ sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành và địa phương, thanh tra, xử lý để phát hiện sớm việc khai thác khoáng sản trái phép...

Về giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước trong thời gian tới, bộ trưởng cho biết, việc đảm bảo an ninh nguồn nước phải đảm bảo được nguồn nước nội sinh. Bộ cũng đang rà soát những nơi có đủ điều kiện để xây dựng các hồ đập, hồ thủy lợi. Ngoài ra, hoàn thành các quy hoạch khu vực sông, điều hòa điều phối nước hợp lý; đảm bảo sử dụng tối ưu nước, dự báo, cảnh báo sớm cho người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương.

Trả lời vấn đề liên quan đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, bộ được Chính phủ giao làm đề án tổng thể về vấn đề này. Dự kiến đến tháng 9 tới, bộ sẽ trình đề án, trong đó có cách tiếp cận tổng thể hơn, chiến lược hơn về vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn. Theo bộ trưởng, đứng trước vấn đề biến đổi khí hậu, cách thức khai thác, sử dụng đã khiến nước trở thành tài nguyên hữu hạn. Có lẽ, chúng ta nên có tuyên ngôn với người dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải quốc gia dư thừa nước. Tài nguyên này sẽ ngày càng khan hiếm hơn. Cần có giải pháp cả ngắn hạn và dài hạn, trong đó xây dựng nền nông nghiệp tiết kiệm nước.

Chiều cùng ngày, đại biểu chất vấn Bộ Công Thương gồm các nội dung: Công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các FTA; việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản…

Tin, ảnh: B.THANH- Đ.THI

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh