Quốc hội thảo luận Dự án luật bảo hiểm xã hội sửa đổi

03:05, 27/05/2024

Ngày 27/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Ngày 27/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Bước sang tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu sẽ dành cả ngày 27/5 để thảo luận dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Theo chương trình, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Qua nhiều lần thảo luận tại các phiên họp, kỳ họp trước, đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần, mặc dù ban soạn thảo đã tiếp thu, chỉnh lý những phương án từng đưa ra trước đây.

Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình Quốc hội lần này, điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần đối với người chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội có 2 phương án.

Phương án 1, người lao động được chia làm hai nhóm. Theo đó, nhóm người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật này có hiệu lực trở đi thì không được rút bảo hiểm xã hội một lần. Phương án 2: Người lao động được rút bảo hiểm xã hội một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến không đồng tình với cả 2 phương án nêu trong dự thảo luật. Bởi lẽ, một trong những lý do chính khiến người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần trong thời gian qua là để bù đắp những khó khăn về kinh tế và để lo cho cuộc sống trước mắt.

Nếu hạn chế rút bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ gây mất công bằng và về lâu dài sẽ không động viên được lao động trẻ tham gia bảo hiểm xã hội. Hoặc nếu mức rút bảo hiểm xã hội không được quá 50% thì chưa phải phương án tốt hỗ trợ cho người lao động khi họ đang phải đương đầu với những khó khăn trước mắt của cuộc sống.

Cũng theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Ban soạn thảo đã đề xuất giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí từ 80 xuống 75. Tức là người từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước đảm bảo.

Công tác lập pháp là nội dung trọng tâm, chiếm gần 2/3 thời gian của Kỳ họp với số lượng 24 dự án luật, dự thảo nghị quyết.
Công tác lập pháp là nội dung trọng tâm, chiếm gần 2/3 thời gian của Kỳ họp với số lượng 24 dự án luật, dự thảo nghị quyết.

Trong tuần đầu làm việc của Kỳ họp thứ 7, bên cạnh việc cho ý kiến với các dự án Luật có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và đời sống dân sinh, Quốc hội đã chính thức bầu ra tân Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước, được các ĐBQH và cử tri cả nước đánh giá cao.

Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung tiếp theo của Kỳ họp thứ 7 sẽ được Quốc hội tiếp tục phát huy trên tinh thần dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm cao nhất nhằm góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được đưa ra trước đó.

Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhằm tiếp tục thể chế các chủ trương, nghị quyết của Đảng, góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Công tác lập pháp là nội dung trọng tâm, chiếm gần 2/3 thời gian của Kỳ họp với số lượng 24 dự án luật, dự thảo nghị quyết. Trong đó, Quốc hội xem xét, thông qua 10 dự án luật; 03 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác.

Theo PV/VOV.VN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh