Chiều 27/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật BHXH (sửa đổi). Một trong những vấn đề chưa có sự đồng thuận cao mà dự thảo phải đưa ra 2 phương án, đó là điều kiện hưởng BHXH 1 lần.
(VLO) Chiều 27/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật BHXH (sửa đổi). Một trong những vấn đề chưa có sự đồng thuận cao mà dự thảo phải đưa ra 2 phương án, đó là điều kiện hưởng BHXH 1 lần.
Đại biểu đề xuất nên lùi thời gian thông qua Luật BHXH (sửa đổi) sang kỳ họp sau. |
Theo dự thảo luật, phương án 1- người lao động được chia làm 2 nhóm: nhóm 1, người lao động tham gia BHXH trước khi luật có hiệu lực (dự kiến ngày 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm và có đề nghị thì được hưởng BHXH 1 lần như quy định hiện hành; nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng BHXH 1 lần.
Phương án 2- người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế
độ BHXH.
Theo đại biểu, đây là dự án luật quan trọng, nên cần phải làm rõ mọi khía cạnh, nhất là những tác động, ảnh hưởng của những chính sách mới được đưa ra trong dự thảo luật, đồng thời phát huy tinh thần dân chủ, lắng nghe với tinh thần cầu thị, sẻ chia những khó khăn, nguyện vọng của người lao động.
Theo đại biểu, 2 phương án được đưa ra trong dự thảo luật đều chưa phải là những phương án tối ưu, vì chưa giải quyết triệt để tình trạng hưởng BHXH 1 lần và tạo được sự đồng thuận cao.
Đại biểu cho rằng phải đánh giá kỹ tác động nên thời gian thông qua Luật BHXH (sửa đổi) nên lùi sang kỳ sau.
Tin, ảnh: B.THANH-Đ.THI