Không nên cấm tuyệt đối người tham gia giao thông có nồng độ cồn

06:11, 24/11/2023

Chiều 24/11, trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đại biểu Trịnh Minh Bình (tỉnh Vĩnh Long) đề nghị không nên quy định một cách tuyệt đối và cứng nhắc khi cấm người tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn mà nên quy định như luật cũ, nghĩa là có giới hạn nhất định về nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, khi vượt thì mới bị phạt.

(VLO) Chiều 24/11, trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đại biểu Trịnh Minh Bình (tỉnh Vĩnh Long) đề nghị không nên quy định một cách tuyệt đối và cứng nhắc khi cấm người tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn mà nên quy định như luật cũ, nghĩa là có giới hạn nhất định về nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, khi vượt thì mới bị phạt.

Đóng góp cho dự thảo luật, đại biểu Trịnh Minh Bình đề nghị bổ sung khái niệm “lòng đường và lề đường” do trong thực tế có nhiều trường hợp đậu đỗ không đúng lòng đường và lề đường nhưng chưa được quy định 1 cách cụ thể, vì vậy cần quy định cụ thể để mọi người dân hiểu và áp dụng thống nhất và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Nội dung tại Điều 6 quy định về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT, đề nghị không cần quy định trong dự thảo luật, do Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 2012 đã quy định đầy đủ trách nhiệm cụ thể của các bộ ngành từ Trung ương đến địa phương, từng tổ chức cá nhân về trách nhiệm phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong nội bộ và và ngoài nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp.

Đối với quy định “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Đây là nội dung mà rất nhiều người quan tâm và thảo luận rất sôi nổi trong thời gian vừa qua.

Tôi đề nghị không nên quy định một cách tuyệt đối và cứng nhắc mà nên quy định như luật cũ, nghĩa là có giới hạn nhất định về nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, khi vượt thì mới bị phạt.

Bởi lẽ nếu một người uống 1 ly nước nho ngâm với đường nhằm giúp tiêu hoá thức ăn hoặc uống 1 nắp thuốc thời khí khi bị đau bụng thì khi đo vẫn có nồng độ cồn.

Trường hợp này khi người đó tham gia giao thông thì vẫn bị xử phạt nhưng trên thực tế họ không uống rượu bia. Theo tôi như vậy là chưa hợp lý và chưa thuyết phục, sẽ xảy ra nhiều cuộc tranh cãi giữa các bên khi bị thổi nồng độ cồn và thực tế cũng đã diễn ra, do đề nghị cân nhắc thật kỹ nội dung này.

Ngoài ra, đề nghị đưa nội dung về giao thông đường bộ vào nội dung giảng dạy cho các bậc mầm non, tiểu học, từ đó giúp các em sớm hình thành ý thức và chấp hành tốt quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Dự thảo luật có 9 chương 81 điều nhưng có gần 40 nội dung giao Chính phủ, Bộ ngành cụ thể hoá; để tránh luật khung, luật óng đề nghị những nội dung nào đã rõ thì nên quy định trong luật và đảm bảo theo khoản 1 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạp pháp luật là “văn bản quy phạp pháp luật phải được quy định cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay”.

Đối với điểm c khoản 4 Điều 10 quy định: “Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng”, đề nghị  nên quy định thêm là nếu trường hợp dừng lại trước vạch dừng mà quan sát thấy có thể gây mất an toàn giao thông thì vẫn được tiếp tục đi để đảm bảo tính mạng và tài sản.

Đối với nội dung khoản 4 Điều 42: Người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng nguy hiểm phải có chứng nhận chuyên môn về vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định: Đề nghị nghiên cứu thêm quy định tại khoản 1 Điều 8 NĐ/42/2020/NĐ-CP có quy định “người điều khiển phương tiện được chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn”.

Đối với quy định “Xe ô tô đưa đón học sinh” ngoài đáp ứng các yêu cầu trong dự thảo, đề nghị cần quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe, nhân viên trong phục vụ đưa, đón học sinh, đảm bảo cho các em được an toàn khi tham gia giao thông

Đối với quy định về giấy phép lái xe bị thu hồi do cấp sai quy định, đề nghị quy định không thu tiền của người dân đối với trường hợp này, do cấp sai quy định là lỗi của cơ quan nhà nước chứ không phải của người dân nên cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm khắc phục cho người dân.

Ngoài ra, đề nghị cơ quan soạn thảo quy định về “đầu mối phản ánh tai nạn giao thông đường bộ” tại Điều 74 đảm bảo thống nhất trên toàn quốc, cùng với số điện thoại đơn giản dễ nhớ, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện; quy định cụ thể đối với các phương tiện giao thông di chuyển đi từ đường nhánh, đường bên ra đường chính, đường cao tốc…  quy định về xử lý đối với những phương tiện giao thông bị thu hồi hoặc những phương tiện giao thông bị tạm giữ nhưng hết thời hạn không có người đến nhận; quy định cho phép các xe do cá nhân tổ chức phát minh hoặc sáng chế ra được lưu hành khi đảm bảo các điều kiện về kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe…

Đối với nội dung quy định tại khoản 2 Điều 81, đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu việc đổi giấy phép lái xe được cấp trước năm 2012 có cần thiết không? lệ phí hiện nay là 135.000 đồng, Theo Cục Đường bộ Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 22 triệu giấy phép lái môtô không thời hạn bằng vật liệu giấy được cấp từ năm 1995 đến tháng 7/2012, nếu thay đổi phải tốn 2.970 tỷ đồng của nhân dân, do đó đề nghị cân nhắc lại nội dung này.

Theo dự thảo luật, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu nhập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình theo quy định.

Tôi đề nghị cần nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng nội dung trên, liệu có vi phạm đến bí mật đời tư của cá nhân hay không và trong bối cảnh điều kiện nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn như hiện nay, liệu có khả thi trong thực tế hay không, đặc biệt là đối với các hộ nghèo, cận nghèo.

B.THANH- Đ.THI

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh