Ngày 1/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Qua thảo luận, đa số ý kiến nhất trí về sự cần thiết sửa đổi luật để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…
(VLO) Ngày 1/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Qua thảo luận, đa số ý kiến nhất trí về sự cần thiết sửa đổi luật để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…
Đóng góp thêm cho dự án luật, đại biểu đề nghị cần cập nhật rõ hơn bức tranh tổng thể hoạt động rửa tiền ở nước ta hiện nay ra sao, tiền thường được rửa dưới hình thức nào, quy mô ra sao, lĩnh vực nào là chính… để các đại biểu thảo luận, xem xét, quyết định góp ý cho các quy định của dự thảo luật.
Ngoài ra, về khái niệm rửa tiền, nếu coi tội phạm rửa tiền là tội phạm hình sự thì phải quy định trong Bộ luật Hình sự, phải có nguyên tắc của pháp luật hình sự.
Đối với định nghĩa về tài sản, đại biểu cho rằng quy định như trong dự thảo luật vẫn chưa đầy đủ. Theo đó, dự thảo luật chưa có khái niệm ảo, tiền ảo hoặc tài sản ảo, số hóa,… do đó cần phải quy định thêm vào luật.
Đại biểu cho rằng, thời gian qua nổi lên là hoạt động liên quan đến sử dụng thông tin, giấy tờ giả để mở tài khoản hoặc thuê người khác mở tài khoản, sau đó bán lại tài khoản cho đối tượng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Vì vậy, đề nghị đưa hành vi mua bán tài khoản, sử dụng thông tin hoặc giấy tờ giả để mở tài khoản vào diện các hành vi bị nghiêm cấm của luật để tạo cơ sở, căn cứ pháp lý, chế tài xử lý.
Đại biểu đề nghị cần quy định khung pháp lý để kiểm soát toàn bộ các hình thức chuyển đổi, thỏa thuận trao đổi tiền thông qua các công cụ mã hóa trên không gian mạng, nhằm thực hiện phòng, chống rửa tiền và các loại tội phạm có liên quan.
TÂM HUỲNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin