Cần có chế tài đối với tổ chức, cá nhân thực hiện chậm giải ngân vốn đầu tư công

05:06, 02/06/2022

Ngày 1/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu.

(VLO) Ngày 1/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu.

Đại biểu thống nhất cao với các báo cáo của Chính phủ, các báo cáo thẩm tra đã đánh giá khách quan, toàn diện và đầy đủ về tình hình phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt, việc ban hành chính sách của Quốc hội, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ để ứng phó với đại dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội…

Đóng góp thêm tại phiên thảo luận, đại biểu kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt, sớm phân bổ vốn đầu tư cho các dự án thuộc chương trình này để các địa phương triển khai thực hiện, góp phần thực hiện mục tiêu đề ra.

Hiện nay, vốn đầu tư để thực hiện một số dự án của chương trình phân bổ và giải ngân còn chậm, có chương trình phân bổ còn thấp.

Ngoài ra, đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư; đề nghị Quốc hội xem xét, sửa hoặc ban hành nghị quyết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc điều chuyển vốn đầu tư công năm 2022 của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương chậm triển khai cho các đơn vị, dự án khác có khả năng hoàn thành sớm. Đại biểu cũng đề nghị cần có chế tài đối với tổ chức, cá nhân thực hiện chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Thảo luận việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu, đại biểu cho rằng, kết quả xử lý nợ xấu thời gian qua chưa thực sự vững chắc, thực trạng xử lý nợ xấu cho thấy nền kinh tế vẫn tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu ngân hàng có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Đại biểu phân tích những nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng trên và đề nghị cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu đến cuối năm 2023 để tránh bị khoảng trống pháp lý trong thời gian đợi gia cố khung khổ pháp luật về xử lý nợ xấu.

TÂM NHƯ 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh