Ngày 26/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Đáng lưu ý, theo Tổng Thanh tra Chính phủ, khi đề xuất chính sách xây dựng Luật Thanh tra (sửa đổi), cơ quan chủ trì soạn thảo đã đề xuất không tổ chức thanh tra cấp huyện.
Ngày 26/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Đáng lưu ý, theo Tổng Thanh tra Chính phủ, khi đề xuất chính sách xây dựng Luật Thanh tra (sửa đổi), cơ quan chủ trì soạn thảo đã đề xuất không tổ chức thanh tra cấp huyện.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng huyện là một cấp chính quyền quan trọng. Cơ quan thanh tra hiện nay không chỉ thực hiện chức năng thanh tra mà còn có trách nhiệm giúp UBND thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Vì vậy, dự thảo luật đã tiếp thu các ý kiến và giữ nguyên quy định về thanh tra cấp huyện trong dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).
Đóng góp tại phiên thảo luận, đại biểu đồng tình với quan điểm giữ nguyên tổ chức bộ máy hoạt động thanh tra cấp huyện vì đây là cơ quan giữ vai trò rất quan trọng, nhất là sau khi thực hiện việc sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội. Bởi lẽ nhiều huyện, xã có địa giới hành chính rất rộng, lượng công việc ngày càng nhiều, càng áp lực, phát sinh nhiều tình huống khó liên quan trực tiếp đến người dân, các vụ, việc phức tạp phải được giải quyết ngay từ cơ sở sẽ không phát sinh, tồn đọng, bức xúc kéo dài, hay đùn đẩy và trở thành gánh nặng cho cấp trên.
Ngoài ra, đại biểu đề nghị cần quy định rõ hơn về phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra của thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành để tránh chồng chéo, trùng lắp về phạm vi, đối tượng thanh tra. Đồng thời, trong Luật Thanh tra (sửa đổi) cũng cần có mục phân định rõ thanh tra và kiểm tra để khẳng định được sự khác biệt, phân biệt ranh giới, quy trình, thủ tục giữa thanh tra và kiểm tra, để thực thi luật hiệu quả.
TÂM NHƯ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin