Kết luận 14 của của Bộ Chính trị tạo cơ chế để khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Đây là "liều thuốc" rất kịp thời giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Kết luận 14 của của Bộ Chính trị tạo cơ chế để khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Đây là “liều thuốc” rất kịp thời giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Kết luận 14 của Bộ Chính trị được đánh giá là “liều thuốc” rất kịp thời giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai trong thực hiện nhiệm vụ được giao (Ảnh minh họa) |
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành Kết luận 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
Đáng chú ý, trong kết luận, Bộ Chính trị nhấn mạnh việc khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.
Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc - người được coi là tấm gương cán bộ sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Trăn trở, suy nghĩ việc thực hiện “khoán” và tổ chức thí điểm hình thức “khoán hộ”, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã khẳng định một vấn đề rất mới ở thời điểm đó. Nhìn lại bối cảnh lịch sử lúc đó mới thấy hết giá trị của quyết định đầy táo bạo, sáng tạo, thể hiện rõ bản lĩnh dám nghĩ, dám làm của người đứng đầu địa phương. Thực tế đã chứng minh, quá trình đổi mới tư duy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Vĩnh Phúc, là một trong những cơ sở quan trọng để Trung ương tham khảo, hoạch định đường lối đổi mới trong nông nghiệp sau này.
Tiến sỹ Dương Minh Huệ, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Vì sao Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc làm được những điều như vậy? Chính vì ông đã gắn được lý luận với thực tiễn; ông đã trải nghiệm hàng ngày hàng giờ, lắng nghe ý kiến của nông dân và chia sẻ đồng cảm với nông dân. Cho nên đã ra được Nghị quyết phù hợp với quyền lợi của nông dân, mang lại hiệu quả cho ruộng đồng. Người lãnh đạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân và phải lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu tối thượng”.
Thực tế công cuộc đổi mới đất nước hơn 35 năm qua xuất hiện nhiều cá nhân dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận, được Đảng ghi nhận. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý quyết tâm đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung.
Tuy nhiên, theo Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, đoàn Hà Nội, nếu vẫn giữ một cách quản lý theo quy trình, tuân thủ quy định thì khó có cơ hội cho người cán bộ làm việc đổi mới, sáng tạo.
“Nếu căn cứ theo quy trình quy định thì đổi mới, sáng tạo là việc làm khác đi những gì mà thói quen vẫn làm. Như vậy, rất có thể những người đổi mới, người dám sáng tạo lại rơi vào trạng thái vi phạm các quy định quy trình. Bộ Chính trị ra nghị quyết là cơ sở để khuyến khích những người cán bộ có tâm, có đức, có tài, dám nghĩ đến việc đổi mới, làm khác để đạt được hiệu quả cao hơn, chứ không chỉ "ngoan ngoãn" chấp hành, để đảm bảo giữ trọn sự an toàn cho bản thân mình”, ông Cường phân tích.
Để thực hiện kết luận, Bộ Chính trị yêu cầu đề xuất đổi mới, sáng tạo của cán bộ phải báo cáo với người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị nơi công tác; được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thực hiện hoặc thực hiện thí điểm, bảo đảm không trái với Hiến pháp và Điều lệ Đảng. Điều này khiến những người đứng đầu vững tâm, giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai trong thực hiện nhiệm vụ.
“Chúng tôi là những người lãnh đạo địa phương rất tâm đắc với chủ trương này của Đảng. Như vậy lãnh đạo các địa phương sẽ tự tin và vững tâm hơn khi mình dám nghĩ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám mạnh dạn đổi mới vì mục tiêu phát triển của địa phương, cũng như của đất nước” - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy bày tỏ.
“Nếu cán bộ làm đúng, cán bộ có bản lĩnh, cán bộ làm đúng chức trách nhiệm vụ, uyên thâm về mặt nghiệp vụ, làm đúng vai, thuộc bài thì có việc gì đâu mà phải sợ. Còn có những ý tưởng sáng tạo muốn thực hiện trong thực tiễn thì thực tế trung ương cho phép chúng ta làm thí điểm”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Châu Ngọc Tuấn bổ sung.
Kết luận số 14 của Bộ Chính trị yêu cầu nâng cao trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng và đồng thuận trong xã hội về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; khơi dậy trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, hết lòng, hết sức vì nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ. Bộ Chính trị nhấn mạnh điều này, bởi trong tiến trình đổi mới không thể tránh khỏi có những vấn đề bất cập của cơ chế, chính sách, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống mà hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật chưa điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Giáo sư Tiến sỹ Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương bày tỏ: “Vì chúng ta làm nhiều cái mới, trong bối cảnh hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách chưa thực sự đầy đủ, chưa thật đồng bộ. Do đó, ranh giới giữa “làm đúng, làm sai” cũng mong manh. Một số nơi do vấn đề nhạy cảm trong quan hệ phức tạp cũng có tình trạng người tốt có khi không được bảo vệ, dễ bị cô lập. Do đó, vừa tinh tường chọn lọc đúng người, đồng thời phải kiên quyết bảo vệ những người đúng, người dám làm vì động cơ trong sáng”.
Cho rằng “những người phòng ngự thì bao giờ cũng an toàn, những người đi bộ thì rất ít khi ngã, những người tiến công thì có thể có sơ hở, những người chạy có thể ngã, nhưng nếu vùng dậy để chạy vẫn nhanh hơn”, Tiến sỹ Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, cần khuyến khích cán bộ hành động, để cán bộ hành động phải có chính sách phù hợp. Nếu động cơ vì làm nhanh, vì làm tốt, vì muốn phát triển mà có những sơ suất thì rút kinh nghiệm, chỉ nên xem xét ở những người vụ lợi cá nhân. Vì thế bên cạnh cơ chế chính sách, vấn đề kiểm tra, thưởng, phạt rất quan trọng.
“Thứ nhất là dám suy nghĩ để làm việc mới mà năng suất, hiệu quả tốt hơn, đúng với thời đại 4.0, làm những cái đời chưa có, sách chưa có. Thứ hai, “dám làm”, nghĩ ra rất quý, có dám đưa cái mới để làm và chứng minh trong tương lai. Lấy kết quả tương lai đo thước đo của mình. Bây giờ phải “dám nói” để bảo vệ cái đúng, ngăn chặn cái sai, dám thông tin cho Đảng, Nhà nước và cơ quan quản lý để có giải pháp tốt hơn”, nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp phân tích.
Trong bối cảnh công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước xác định tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt trên tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào” thì vẫn có một bộ phận nhỏ cán bộ có tâm lý e dè, ngại ngần, sợ sai trong thực thi công vụ. Kết luận của Bộ Chính trị đã tạo cơ chế để khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Đây là “liều thuốc” rất kịp thời giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai trong thực hiện nhiệm vụ được giao./.
Theo Lại Hoa/VOV1
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin