Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, chiều 24/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, chiều 24/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi bỏ 2 Chương so với Luật hiện hành
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thay thế Luật Giao thông đường bộ năm 2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009. Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã đạt được những kết quả nhất định, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ; góp phần hình thành ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên toàn quốc; thúc đẩy phát triển giao thông vận tải và kinh tế đất nước; tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động tham gia vào hoạt động giao thông vận tải với các nước trong khu vực.
Sau quá trình tổng kết, nghiên cứu, Bộ Giao thông vận tải thấy rằng, bên cạnh việc phát huy ưu điểm và khắc phục các hạn chế của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, cần tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan các cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng; khung pháp lý cho các loại phương tiện mới, phương tiện giao thông thông minh; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động giao thông đường bộ. Đồng thời, điều chỉnh các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phù hợp với thực tế.
Việc sửa đổi, bổ sung này tương đối toàn diện, dự kiến thực hiện ở hầu hết các điều, các chương, tạo nên bước đột phá trong việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn tại Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng… Bởi vậy, việc xây dựng dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) thay thế cho Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là hết sức cần thiết.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) có sự thay đổi về phạm vi điều chỉnh. Theo đó Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) chỉ quy định đến các nội dung liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ, tổ chức giao thông; phương tiện giao thông đường bộ, vận tải đường bộ, quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Về bố cục và nội dung chính của dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), hiện nay dự thảo Luật gồm 6 Chương, 102 Điều. So với Luật Giao thông đường bộ 2008 dự thảo Luật đã bỏ 2 Chương: Chương quy định về quy tắc giao thông đường bộ và Chương về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Tán thành phạm vi điều chỉnh dự thảo Luật
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (Ủy ban) Võ Trọng Việt cho biết: Ủy ban tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) để tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa quy định Hiến pháp năm 2013, nội luật hóa các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị không tách nội dung bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ ra khỏi dự án Luật này để bảo đảm tính tổng thể, đồngbộ, thống nhất và không chuyển thẩm quyền quản lý hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an. Ủy ban cơ bản nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc sửa đổi Luật Giao thông đường bộ 2008 theo hướng tách thành hai Luật riêng biệt.
Trong ảnh: Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Một số ý kiến cho rằng, quy định về “phương tiện giao thông đường bộ” tại Điều 1 dự thảo Luật trùng với quy định về “phương tiện tham gia giao thông đường bộ” tại Điều 1 dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ nên đề nghị quy định giới hạn nội dung điều chỉnh trong hai dự thảo Luật; có ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ “an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của” vào trước cụm từ “phương tiện giao thông đường bộ” và chỉnh sửa Điều 1 dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ để phân định rõ phạm vi, nội dung điều chỉnh, trách nhiệm quản lý nhà nướcvề phương tiện giao thông đường bộ trong hai dự thảo Luật.
Ủy ban cơ bản tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật và đề nghị tiếp tục rà soát, phân biệt rõ phạm vi và các nội dung điều chỉnh trong dự thảo Luật này với dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Về thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông (Điều 32), một số ý kiến cho rằng, khoản 2 Điều 32 dự thảo Luật là quy định về an toàn giao thông thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ; có ý kiến đề nghị xác định rõ việc thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông được thực hiện ở giai đoạn nào của quá trình đầu tư, xây dựng để bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng của pháp luật.
Ủy ban cơ bản tán thành như dự thảo Luật và đề nghị nghiên cứu bổ sung cụm từ “về kết cấu hạ tầng giao thông” vào sau cụm từ “đề xuất giải pháp khắc phục” tại khoản 2 Điều 32 để tránh chồng chéo với phạm vi, nội dungđiều chỉnh của Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Theo Thu Phương (TTXVN)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin