Đôi dòng cảm nhận từ một bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

05:10, 15/10/2020

Hiện nay, khi các tỉnh- thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương đang tích cực chuẩn bị và tiến hành tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2020- 2025 thì bài viết "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Ðại hội XIII của Ðảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới" của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa rất quan trọng

 

Sinh viên học ngành công nghệ ô tô thực hành trong chương trình phối hợp hỗ trợ ký kết giữa Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long với Tập đoàn Toyota của Nhật Bản.
Sinh viên học ngành công nghệ ô tô thực hành trong chương trình phối hợp hỗ trợ ký kết giữa Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long với Tập đoàn Toyota của Nhật Bản.

Hiện nay, khi các tỉnh- thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương đang tích cực chuẩn bị và tiến hành tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2020- 2025 thì bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Ðại hội XIII của Ðảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới” của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa rất quan trọng, như một báo cáo tóm tắt những kết quả trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; chỉ ra những khó khăn, tồn tại, bài học kinh nghiệm cũng như đề ra mục tiêu tổng quát, mang tính thực tiễn, cụ thể đối với sự phát triển của đất nước, dân tộc.

Bài viết tiếp tục khẳng định đường lối của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Trong bài viết, cá nhân tôi tâm đắc ở ý định hướng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là cần “tạo đột phá mạnh mẽ trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ GD- ĐT…”.

Đây cũng là nội dung đã được Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ XI vừa được tổ chức trong cuối tháng 9/2020 tập trung thảo luận.

Theo đó, đánh giá Chương trình hành động của Tỉnh ủy về “phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020” cho thấy tỉnh đã phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực, nhưng có trọng tâm, trọng điểm, gắn kết chặt chẽ, trước mắt và lâu dài, đào tạo trong nước và nước ngoài; giữa lý luận chính trị với trình độ chuyên môn và khoa học kỹ thuật.

Đã xây dựng và hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp vững vàng về lý luận chính trị, bảo đảm chuyên môn, tin học và ngoại ngữ, đáp ứng ngày càng cao cho yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao, đảm bảo chuyển đổi và thay thế giữa các thế hệ cán bộ.

Nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã có trình độ lý luận chính trị và chuyên môn cao hơn quy định (có 53/449 người có trình độ thạc sĩ, chiếm 11,80%, đạt 118%; có 255 người có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị, đạt 56,79% so với chỉ tiêu của chương trình).

Hiện, cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ: cấp tỉnh có 65/116 người, đạt 93,38%, cấp huyện có 260/741 người, đạt 58,48%, trong số 449 cán bộ chủ chốt cấp xã có 426 người có trình độ ĐH, 23 người có trình độ trung cấp chuyên môn, đạt 94,88% so với chỉ tiêu của chương trình.

Từ đó, trong 3 khâu đột phá được Đại hội đề ra trong giai đoạn 2020- 2025 xác định cần tập trung, dồn sức thực hiện nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, có tính quyết định trong giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt của sự phát triển có đột phá về “tập trung phát triển nguồn nhân lực”- nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cơ cấu lại kinh tế; nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh; từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sắp xếp, nâng cao hiệu quả các cơ sở dạy nghề; đẩy mạnh đào tạo nghề trong các lĩnh vực có năng suất lao động cao; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động.

Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long- một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long- một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng.

Tăng cường tư vấn nghề nghiệp, việc làm, xuất khẩu lao động; mở rộng, đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ kiến thức quản trị cho doanh nghiệp.

Tập trung đào tạo làm thay đổi tư duy, nhận thức về lập nghiệp và khởi nghiệp- nhất là ý chí khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo của thanh niên, học sinh.

Phấn đấu đến năm 2025, có 50% cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Tỉnh ủy quản lý có học vị thạc sĩ, 15% có học vị tiến sĩ; 80% lao động có bằng cấp, chứng chỉ nghề, trong đó từ sơ cấp nghề trở lên đạt 65%.

Tôi cho rằng, bài viết trên của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là một tài liệu rất quan trọng để cấp ủy, ban tuyên giáo, lực lượng báo cáo viên các cấp nói chung và từng cá nhân cán bộ, đảng viên nói riêng cần quán triệt và sử dụng như một tư liệu tham khảo quý, có giá trị về mặt nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng trong thực tiễn công tác, nhất là trong định hướng, hoạch định các chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp hiện nay.

Trong nhiệm kỳ tới, Vĩnh Long sẽ bước vào thời kỳ phát triển mới với nhiều thời cơ và thuận lợi mới, nhiều công trình, dự án được Trung ương và tỉnh đầu tư sẽ hoàn thiện và phát huy hiệu quả, làm tăng khả năng thu hút đầu tư, phát triển kinh tế- xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. 

Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ gặp không ít khó khăn và thách thức, nhất là với một tỉnh nông nghiệp, quy mô của nền kinh tế còn nhỏ, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao; nhiều nguồn lực chưa được khai thác, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp,…

Hy vọng với việc thực hiện đột phá về “tập trung phát triển nguồn nhân lực” sẽ góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020- 2025 đã đề ra, phấn đấu đưa “Vĩnh Long phát triển nhanh và bền vững”.

Bài, ảnh: QUANG NGHỊ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh