Cần tạo bứt phá để phát triển công nghiệp

05:09, 11/09/2020

Qua nghiên cứu dự thảo "Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ X, nhiệm kỳ 2015- 2020 trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020- 2025", tôi cảm thấy băn khoăn vì trong nhiệm kỳ qua còn gần một nửa chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt, nhiều chỉ tiêu chưa đạt và chưa khởi công được công trình khu công nghiệp mới.

 

Ông Lê Tấn Dũng- nguyên Bí thư Đảng ủy xã Long Phú (Tam Bình): Vĩnh Long cần tạo bứt phá để phát triển công nghiệp

Qua nghiên cứu dự thảo “Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ X, nhiệm kỳ 2015- 2020 trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020- 2025”, tôi cảm thấy băn khoăn vì trong nhiệm kỳ qua còn gần một nửa chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt, nhiều chỉ tiêu chưa đạt và chưa khởi công được công trình khu công nghiệp mới.

Bên cạnh, cũng phải nhìn nhận một thực tế là nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Vĩnh Long phát triển vẫn còn chậm so với các tỉnh lân cận.

Tỉnh Vĩnh Long cũng chưa có nhiều mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Theo tôi được biết là hiện tại chỉ có xoài cát Vũng Liêm là lô hàng đầu tiên của tỉnh được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Trong nhiệm kỳ mới (2020- 2025), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long xác định nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Do vậy, cần có quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp cho từng huyện, từng vùng để tránh sản xuất manh mún và sản xuất ra các mặt hàng nông sản đủ điều kiện xuất khẩu.

Bên cạnh, cần quan tâm kêu gọi đầu tư nguồn vốn lớn cho các khu công nghiệp để tạo bứt phá; chú trọng công tác điều hành để phát triển công nghiệp. Ngoài ra, cần rà soát, xóa bỏ những dự án được quy hoạch qua nhiều nhiệm kỳ mà không thực hiện.

Tỉnh Vĩnh Long đã có nghị quyết về phát triển du lịch nhưng đến nay chưa có sự thay đổi lớn, cần sớm đưa nghị quyết này vào cuộc sống và vực dậy ngành du lịch phát triển đúng tiềm năng.

PGS.TS. Cao Hùng Phi- Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long: Cần bổ sung quy hoạch đầu tư xây dựng trường ĐH trọng điểm trên địa bàn tỉnh

Tôi cơ bản thống nhất với những đánh giá trong dự thảo đã nêu, về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, những đánh giá về kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu; kết quả 35 năm thực hiện đường lối đổi mới;...

Về đóng góp cụ thể, ở phần hạn chế yếu kém nêu: “Chất lượng nguồn lao động của tỉnh chưa cao; nhận thức về việc làm, nghề nghiệp, hiệu quả, tính bền vững trong việc làm và thu nhập của người lao động, ý thức chấp hành pháp luật lao động của một số ít doanh nghiệp chưa thật sự được chú trọng.

Đào tạo nghề có trình độ cao có quy mô còn nhỏ, ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, thiếu các ngành nghề mang tính đột phá, đón đầu, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động”. Tôi đề nghị cần nêu ra những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trên.

Thứ hai: Ở trang 56, Phần III. Nhiệm vụ và giải pháp, mục 3.2. Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội địa phương: Đoạn thứ ba: “Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực… để nâng cao chất lượng nguồn lao động qua đào tạo”. Tôi đề nghị thêm vào câu “đào tạo gắn với thực tế, gắn với doanh nghiệp”.

Ngoài ra, ngày 22/6/2020, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến thăm Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long và phát biểu rằng sẽ đề nghị Chính phủ nâng cấp trường thành trường ĐH trọng điểm.

Do đó tôi đề nghị thêm nội dung: “Quy hoạch đầu tư xây dựng trường ĐH trọng điểm trong số các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh và các điều kiện đi kèm. Nhằm tập trung tối đa các nguồn lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà”.

TƯƠI- HUYỀN (thực hiện)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh