Tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020- 2025, ngày 17/9/2020, Đoàn đại biểu của Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức đóng góp văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh. Nhiều ý kiến tâm huyết, thể hiện trí tuệ, tầm nhìn của các đại biểu góp phần tích cực cho sự phát triển tỉnh Vĩnh Long trong nhiệm kỳ tới.
Tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020- 2025, ngày 17/9/2020, Đoàn đại biểu của Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức đóng góp văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh. Nhiều ý kiến tâm huyết, thể hiện trí tuệ, tầm nhìn của các đại biểu góp phần tích cực cho sự phát triển tỉnh Vĩnh Long trong nhiệm kỳ tới.
Đại biểu Trần Xuân Thiện. |
Đại biểu Trần Xuân Thiện- Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh: Đề nghị bổ sung thêm nội dung khâu đột phá trong công tác xây dựng Đảng
Qua nghiên cứu văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh, tôi thống nhất với nội dung 3 khâu đột phá được xác định. Tuy nhiên, nội dung các khâu đột phá chưa đề cập đến công tác xây dựng Đảng. Để thể hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, tôi đề nghị bổ sung thêm nội dung khâu đột phá trong công tác xây dựng Đảng.
Đại biểu Nguyễn Văn Tùng. |
Đại biểu Nguyễn Văn Tùng- Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh Vĩnh Long: Xem khoa học- công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng quan trọng, động lực chủ yếu cho phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
Sau khi nghiên cứu đánh giá kết quả đạt được về khoa học- công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nội dung văn kiện, nhiệm kỳ qua, khoa học- công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
Việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế. Mối liên kết giữa nghiên cứu với đào tạo, giữa nghiên cứu với thị trường và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ khoa học- công nghệ tuy có tăng về số lượng nhưng thiếu các nhà khoa học đầu ngành, cơ chế đãi ngộ còn bất cập…
Nhiệm kỳ tới, tôi đóng góp cần phát triển kinh tế- xã hội tỉnh dựa trên khoa học- công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cạnh tranh kinh tế địa phương trên cơ sở tích cực ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, chủ động tích cực tận dụng tốt thời cơ từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Đại biểu Phan Văn Giàu. |
Đại biểu Phan Văn Giàu- Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh: Nỗ lực tạo điều kiện mở lối để ngành du lịch tỉnh nhà “cất cánh”.
Sau khi nghiên cứu văn kiện chính trị, tôi kiến nghị chủ đề Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ XI nên bổ sung là “phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, qua đó sẽ thể hiện được đầy đủ nội dung của tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong việc phát triển đất nước.
Bên cạnh đó, nhiệm kỳ qua, sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, sự phối hợp của các ban ngành, đơn vị trong vấn đề phát triển du lịch chưa thực sự chặt chẽ, chưa được quan tâm đúng mức; nguồn lực đầu tư cho du lịch còn hạn chế…
Các khâu đột phá được tỉnh chú trọng thực hiện trong nhiệm kỳ tới có liên quan lĩnh vực du lịch. Theo đó, tôi đề nghị, cần tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ cho du lịch, tạo đà cho du lịch cất cánh.
Đại biểu Phạm Thành Khôn. |
Đại biểu Phạm Thành Khôn- Trưởng Ban quản lý Các khu công nghiệp tỉnh: Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp.
Việc xác định các phương châm, các khâu đột phá tốt sẽ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.
Tuy nhiên, việc xác định khâu đột phá của tỉnh chỉ chú trọng nông nghiệp là chưa phù hợp. Việc xác định mục tiêu phát triển của địa phương nên gắn với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước, từ đó tận dụng tốt thời cơ chiến lược để đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội tỉnh nhà.
Để đạt được mục tiêu chiến lược tỉnh đề ra trong nhiệm kỳ mới, tôi đề nghị các khâu đột phá nên bổ sung thêm phần đầu tư thêm kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, phát triển công nghiệp. Từ đó, chắp cánh cho sản xuất công nghiệp địa phương phát triển mạnh mẽ và bền vững trong vùng ĐBSCL.
YẾN- NGA (thực hiện)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin