Thắt chặt "sợi dây" gắn bó giữa đảng viên và nơi cư trú

08:05, 05/05/2020

Sau gần 20 năm thực hiện Quy định 76, nay là Quy định 213 của Bộ Chính trị "về trách nhiệm của đảng viên (ĐV) đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú", công tác quản lý và phát huy vai trò ĐV trong Đảng bộ tỉnh đã đạt được nhiều kết quả thiết thực. Song, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong việc giữ mối quan hệ 2 chiều giữa ĐV với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

Sau gần 20 năm thực hiện Quy định 76, nay là Quy định 213 của Bộ Chính trị “về trách nhiệm của đảng viên (ĐV) đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú”, công tác quản lý và phát huy vai trò ĐV trong Đảng bộ tỉnh đã đạt được nhiều kết quả thiết thực. Song, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong việc giữ mối quan hệ 2 chiều giữa ĐV với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

Kỳ 1: Mối quan hệ 2 chiều chưa sát sao

Nơi cư trú không chỉ là địa bàn sinh sống của ĐV mà thực sự còn là “sợi dây” gắn bó giữa cơ sở và gia đình. Song, thời gian qua mối quan hệ gắn bó 2 chiều giữa ĐV và cấp ủy nơi cư trú ở một vài địa phương chưa thực sự sát sao. Để “sợi dây” gắn bó thêm bền chặt, rất cần sự chung tay của các cấp ủy đảng và ĐV trong nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiểu đúng để làm đúng quy định.

Dịp Đại hội Chi bộ cơ sở cũng cần mời đảng viên đang công tác về dự để nắm tình hình hoạt động chi bộ cả nhiệm kỳ và có sự gắn kết với địa phương.
Dịp Đại hội Chi bộ cơ sở cũng cần mời đảng viên đang công tác về dự để nắm tình hình hoạt động chi bộ cả nhiệm kỳ và có sự gắn kết với địa phương.

Cơ sở chưa đảm bảo, nhận thức chưa đầy đủ

“ĐV đang công tác”- là cách gọi theo Quy định 213 của Bộ Chính trị về “ĐV đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú”. Việc thực hiện Quy định 213 nhằm mục đích để ĐV gần gũi nhân dân, khắc phục biểu hiện sống xa dân, thiếu trách nhiệm trong công việc của địa phương nơi cư trú.

Đồng thời, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ ĐV, góp phần củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Song, ở một số chi bộ, vẫn còn ĐV chưa nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của quy định, việc thực hiện còn mang tính hình thức...

Nhà ở cạnh trụ sở Ban Nhân dân ấp, nơi chi bộ thường tổ chức hội họp, nhưng anh N.Q.H. rất ít tham gia mà chủ yếu là “người nhà đại diện dự”. Anh H. lý giải “do trụ sở quá chật hẹp trong khi gia đình anh có tới 6 ĐV, đi đông sợ… không đủ chỗ ngồi”. Trường hợp của anh H. cũng thường xảy ra đối với gia đình có nhiều ĐV nhưng chỉ đại diện 1 người dự.

Ông Nguyễn Hoàng Vũ- Phó Bí thư Chi bộ Khóm 5 (phường Cái Vồn- TX Bình Minh) thì chia sẻ, do khóm có gần 100 ĐV đang công tác, còn ĐV địa phương gần 40 người nhưng trụ sở Ban Nhân dân khóm lại quá hẹp, khi tổ chức hội họp, đại hội, ngày hội đại đoàn kết… thì không đủ chỗ ngồi, vì vậy không thể mời hết về dự cùng lúc nên phải chia nhỏ ra để mời.

Theo quy định, ĐV đang công tác phải “tham gia đầy đủ, nghiêm túc các cuộc họp định kỳ và tích cực tham gia các cuộc họp khác do cấp ủy nơi cư trú triệu tập…”, nhưng nhiều bí thư chi bộ cũng du di “khi bận việc thì mỗi năm tham gia 1 lần cũng được”.

Song, có những trường hợp “được mời rất nhiều lần nhưng không hề quan tâm, không có sự gắn bó với cơ sở”. Do nhận thức chưa đầy đủ nên trong sinh hoạt chi bộ nơi cư trú có lúc, có nơi còn thể hiện sự đối phó, tham gia sinh hoạt không đều.

Mời họp, đánh giá đảng viên còn hình thức

Dù nơi anh P.Đ.K. công tác cách địa bàn cư trú hơn 30 cây số, nhưng khi địa phương có bất cứ sự kiện hay cuộc họp nào, anh cũng được bí thư chi bộ “ưu ái” gửi thư mời.

“Tính ra cả chục thư mời mỗi năm”- anh K. nói và cho biết: “Khi nào tranh thủ được thì về, còn lại thì nhờ gia đình đi thế, do chỗ thân quen và vì thích mình nên ông bí thư cứ mời suốt, nhưng nếu không về thì… đồng nghĩa “không giữ mối liên hệ nơi cư trú”. Trong khi việc kết nạp đảng, bổ nhiệm cán bộ,… đều do địa phương xác nhận”.

Cách đây 2 năm, anh N.H.M.- một cán bộ cấp huyện đem phiếu nhận xét ĐV về xã nhà thì “bị” phê là “ít dự cuộc họp địa phương”. Điều này cũng đồng nghĩa, việc khen thưởng thi đua của anh M. trong năm đó phải hủy bỏ dù thành tích đóng góp cho cơ quan là không nhỏ.

Anh T.T.- một ĐV người dân tộc Khmer (ấp Phù Ly 1, xã Đông Bình- TX Bình Minh)- hiện đang công tác ở xã lân cận. Cách đây vài năm, anh đem phiếu nhận xét ĐV về địa phương thì “bị” phê là “không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế”, bởi 2 năm liên tiếp gia đình anh không đóng thuế nhà đất. Điều này đồng nghĩa, anh T. không hoàn thành nghĩa vụ ĐV đang công tác và mất thi đua trong năm đó.

Ngày hội Đại đoàn kết là dịp để đảng viên đang công tác về địa phương, gắn kết với cơ sở.
Ngày hội Đại đoàn kết là dịp để đảng viên đang công tác về địa phương, gắn kết với cơ sở.

Ông Vi Ta Va Lay- Bí thư Chi bộ ấp Phù Ly 2 (xã Đông Bình) cho biết: “Khi đánh giá ĐV đang công tác còn có sự tham gia của Ban công tác Mặt trận ấp và các ngành, đoàn thể ấp. Việc nhận xét mang tính tập thể nên dù muốn du di cho anh T. cũng không được”. Trong khi đó, anh T. cho biết “vì chủ quan bà xã ở nhà đã đóng thuế rồi”, nên không phải lăn tăn chuyện ở địa phương, nhưng tới khi xét ra thì mới ngả ngửa là… người nhà “quên” đóng thuế.

Việc “quên” đóng thuế của anh T. tuy còn nhiều ý kiến trái chiều. Song, chỉ cần bị phê “không giữ mối quan hệ với địa phương”, “đạo đức lối sống chưa tốt” hay “thường xuyên vắng các cuộc họp, các buổi triệu tập ở địa phương”… thì dù ĐV đó có làm tốt ở cơ quan, đơn vị như thế nào đi nữa cũng kể như có “dấu phết” không tốt về mình và khó mà được cất nhắc trong khen thưởng, công nhận các danh hiệu thi đua.

Việc kiểm tra, nhận xét đánh giá ĐV đang công tác vẫn xảy ra trường hợp không khách quan. Đó là một số chi bộ không tổ chức họp chi ủy, không lấy ý kiến tập thể để thống nhất đánh giá ĐV cuối năm mà chủ yếu toàn là… nhận xét của bí thư chi bộ.

Trong sinh hoạt, một số cấp ủy cơ sở tổ chức với nội dung còn đơn giản, đơn điệu, chưa có sự đổi mới, chẳng có gì ngoài việc thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh của địa phương trong khi “thông tin trên mạng đã có đầy”- anh K. nói. Việc mời về địa phương sinh hoạt một số nơi vẫn còn hình thức.

Bên cạnh, không ít trường hợp mời ĐV về tham dự các cuộc họp ở địa phương nhưng ĐV rất ít ý kiến đóng góp, hiến kế cho địa phương mà chủ yếu là… “thống nhất với chi bộ”, chưa kể đến chuyện đi trễ về sớm hoặc bỏ về nửa chừng, chủ yếu là… “tham gia cho có lệ”.

Ngoài ra, nhận thức của nhiều cấp ủy nơi cư trú về nghĩa vụ công dân và vận động đóng góp của ĐV chưa đúng, nên còn vận động đóng góp ngoài quy định nhà nước, đã phần nào làm giảm ý nghĩa chính trị của việc thực hiện quy định.

Thời gian qua, nhận thức của một số cấp ủy và ĐV về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng Quy định 76 nay là Quy định 213 của Bộ Chính trị- vẫn còn chưa đầy đủ; mối quan hệ, phối hợp giữa cấp ủy nơi công tác và nơi cư trú của ĐV ở một số tổ chức đảng chưa thường xuyên; việc quản lý ĐV của cấp ủy nơi công tác và nơi cư trú thiếu chặt chẽ, số ĐV được giới thiệu và tiếp nhận chênh lệch quá lớn; ĐV thay đổi công tác hoặc nơi ở thì cấp ủy nơi công tác thông báo chưa kịp thời đến cấp ủy nơi cư trú.

>> Kỳ 2: Sáng tạo,đổi mới trong cách làm

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh