Quốc hội dành trọn ngày 27/5 để thảo luận trực tuyến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Quốc hội dành trọn ngày 27/5 để thảo luận trực tuyến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
(Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) |
Quốc hội dành trọn ngày 27/5 để thảo luận trực tuyến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Nội dung quan trọng này được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước cùng theo dõi.
Trước khi thảo luận, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em."
Thực hiện Nghị quyết số 81/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội và Kế hoạch giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2019, Đoàn giám sát đã yêu cầu Chính phủ, 14 bộ, ngành và các địa phương báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; tổ chức 03 Đoàn công tác trực tiếp giám sát tại 17 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tổ chức làm việc với Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan trung ương; tổ chức các hội thảo chuyên sâu; điều tra xã hội học; tổ chức khảo sát trực tiếp một số trường học, cơ sở trợ giúp xã hội và Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em; nghiên cứu một số vụ án cụ thể và triển khai nhiều hoạt động khác thuộc phạm vi giám sát.
Nội dung báo cáo gồm 5 phần: Đánh giá tình hình chung về xâm hại trẻ em; Công tác ban hành chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Nguyên nhân, trách nhiệm và bài học kinh nghiệm; Những giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống xâm hại trẻ em trong thời gian tới.
Theo nội dung báo cáo, trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của các ngành, các cấp, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em.
Đến nay, tất cả trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước cấp bảo hiểm y tế miễn phí; gần 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng; gần 100% trẻ em 5 tuổi được đi học mẫu giáo; Nhà nước không thu học phí đối với học sinh học tiểu học tại các trường công lập; khoảng 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng chính sách trợ giúp xã hội...
Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy, tình hình trẻ em còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, số lượng trẻ em có nguy cơ bị xâm hại vẫn đang còn rất lớn, phương thức, thủ đoạn xâm hại trẻ em ngày càng tinh vi, phức tạp và khó lường.
Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản pháp luật chưa kịp thời, còn thiếu những văn bản chuyên ngành; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em còn nhiều hạn chế, tồn tại, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu.../.
Theo PV (TTXVN/Vietnam+)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin