Chủ nghĩa V.I.Lenin không chỉ giúp cách mạng Việt Nam khơi thông khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mà luôn là cẩm nang thần kỳ, ngọn đuốc soi sáng sự nghiệp cách mạng qua các giai đoạn cách mạng, nhất là việc trung thành vận dụng Chính sách kinh tế mới của V.I.Lenin đã giúp nền kinh tế Việt Nam vững vàng vượt qua đại khủng hoảng kinh tế- xã hội vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX.
[links()]
Chủ nghĩa V.I.Lenin không chỉ giúp cách mạng Việt Nam khơi thông khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mà luôn là cẩm nang thần kỳ, ngọn đuốc soi sáng sự nghiệp cách mạng qua các giai đoạn cách mạng, nhất là việc trung thành vận dụng Chính sách kinh tế mới của V.I.Lenin đã giúp nền kinh tế Việt Nam vững vàng vượt qua đại khủng hoảng kinh tế- xã hội vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX.
Những phần quà góp phần hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn. V.I.Lenin.Ảnh: Tư liệu |
Xác định đúng đường lối chiến lược giải phóng dân tộc trong bối cảnh lịch sử phức tạp thời đó đã là khó, làm thế nào để đưa tư tưởng của đường lối vào thực tiễn, biến mục tiêu lý tưởng thành hiện thực lại càng khó hơn.
Thực tế lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của Đảng và nhân dân Việt Nam từ 1930-1975 không phải lúc nào cũng bằng phẳng, trơn tru, chỉ có thuận lợi và thành công; trái lại đó là sự nghiệp đầy cam go thử thách, thậm chí có cả những thời điểm phong trào cách mạng bị địch khủng bố và tàn sát dã man, tình cảnh đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”, vận mệnh của Đảng và dân tộc rơi vào tình thế hiểm nghèo tưởng chừng như không thể vượt qua.
Chính ở những thời điểm đầy cam go thử thách ấy, ánh sáng của chủ nghĩa Marx- V.I.Lenin đã rọi chiếu, thức tỉnh, trở thành nguồn cổ vũ lớn lao để Đảng và nhân dân Việt Nam vững bước tiến lên, vượt qua mọi gian lao thử thách, giành những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Sẽ là không đầy đủ nếu đề cập đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc, bảo vệ và thống nhất Tổ quốc mà lại không nhắc đến những chỉ dẫn khoa học của V.I.Lenin được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
Đó là tư tưởng về bạo lực cách mạng trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng; về liên minh công nông; về nghệ thuật tạo và chớp thời cơ; về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù; về những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới và chăm lo củng cố chính quyền cách mạng…
Đó là những tư tưởng giữ vai trò nền tảng để Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định chủ trương, chiến lược và sách lược đưa cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cũng giống như tình cảnh nước Nga (Liên Xô cũ) sau Cách mạng Tháng Mười, trong khi Việt Nam đang rất cần một môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước, hàn gắn những vết thương nghiêm trọng do 2 cuộc chiến tranh tàn khốc và kéo dài gây ra thì chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lại ra sức chống phá hòng thủ tiêu thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã phải tốn bao công sức và xương máu mới giành được.
Bắt đầu từ việc Mỹ và các nước phương Tây thực hiện bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị đối với Việt Nam, đến cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam rồi biên giới phía Bắc bùng nổ… Trên thực tế, từ năm 1975-1991, chưa một ngày nào Việt Nam được sống trong hòa bình thực sự để xây dựng và phát triển đất nước.
Những khó khăn do khách quan mang lại, cùng với những sai lầm chủ quan trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước đã làm cho tình hình kinh tế- xã hội của đất nước lâm vào khủng hoảng, bắt đầu từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX và kéo dài trong nhiều năm sau.
Trước thực trạng đó, Đảng đã phải nhìn thẳng vào sự thật, và như V.I.Lenin nói “dù đó là sự thật cay đắng và đáng buồn đến mấy đi chăng nữa”, để đánh giá đúng sai, được mất, nghiêm khắc kiểm điểm, thay đổi tư duy, bổ sung chủ trương, chính sách, tự tìm lấy con đường đưa đất nước đi lên.
Và rồi, Chính sách kinh tế mới của V.I.Lenin (NEP) lại đóng vai trò nền tảng cho việc hoạch định chủ trương, chính sách để Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội. Khi vạch ra NEP, V.I.Lenin đã khẳng định: “Chúng ta buộc phải thừa nhận là toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản”.
Những quan điểm của V.I.Lenin trong NEP về phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước... đã được Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt và vận dụng. Bắt đầu từ Hội nghị Trung ương 6, khóa IV (8/1979) với chủ trương “làm cho sản xuất bung ra” đến nay tư duy kinh tế của Đảng đã có sự thay đổi căn bản.
Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, chỉ muốn thừa nhận có 2 thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể, chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa (từ Đại hội IX năm 2001 đến nay gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam). Mô hình đó mang đậm dấu ấn của NEP do V.I.Lenin khởi xướng từ những năm 20 của thế kỷ XX.
Đi theo mô hình đó, kinh tế Việt Nam đã giải phóng được mọi năng lực sản xuất, huy động được các động lực phát triển, mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới, trở thành nền kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm...
Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Kỷ niệm 150 năm Ngày sinh của V.I.Lenin và cũng là 100 năm kể từ khi Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam lựa chọn và đi theo chủ nghĩa V.I.Lenin, lịch sử thế giới và Việt Nam đã có nhiều thay đổi nhưng có một sự thật không được phép lãng quên, đó là chính chủ nghĩa V.I.Lenin, chủ nghĩa Marx- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và cuộc khủng hoảng về kinh tế- xã hội từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, đưa dân tộc Việt Nam từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Đồng thời, những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong 90 năm qua còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Marx- Lenin, cổ vũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới đứng lên đấu tranh vì các mục tiêu tiến bộ của thời đại. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “… Có câu chuyện đời xưa về cái “cẩm nang” đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay các giải pháp.
Chủ nghĩa Lenin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi với thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.
PV (Theo QĐND online)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin