Ủy ban pháp luật cho ý kiến sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã

11:02, 06/02/2020

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đề nghị chú ý đến các yếu tố đặc thù như truyền thống lịch sử, yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh,...

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đề nghị chú ý đến các yếu tố đặc thù như truyền thống lịch sử, yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh,...

Tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 26, chiều nay (5/2), Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho ý kiến về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập một số đơn vị hành chính đô thị của các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Lào Cai, Hà Nội, Cần Thơ, Khánh Hòa và Cao Bằng.

Phiên họp toàn thể lần thứ 26 của Ủy ban Pháp luật. Ảnh: Quochoi.vn
Phiên họp toàn thể lần thứ 26 của Ủy ban Pháp luật. Ảnh: Quochoi.vn

Theo Tờ trình của Chính phủ, đề nghị của các tỉnh, thành phố, tỉnh Thái Bình thực hiện sắp xếp 47 đơn vị hành chính cấp xã. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Bình từ 286 đơn vị giảm xuống còn 260 đơn vị.

Đối với tỉnh Lào Cai, số lượng đơn vị hành chính cấp xã đang thực hiện sắp xếp là 19 đơn vị. Các tỉnh, Thành phố còn lại là: Thành phố Hà Nội, sắp xếp 5 đơn vị hành chính cấp xã. Thành Phố Cần Thơ 3 đơn vị cấp xã; Tỉnh Khánh Hòa 1 đơn vị cấp huyện và 2 đơn vị cấp xã; Tỉnh Cao Bằng sắp xếp 2 đơn vị cấp huyện và 76 đơn vị cấp xã.

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đề nghị chú ý đến các yếu tố đặc thù như truyền thống lịch sử, yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội và quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn các huyện thực hiện sắp xếp.

Các ý kiến tại phiên họp cũng đề nghị tổ chức tốt phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, sáp nhập huyện là vấn đề rất lớn, cần phải có nghiên cứu, tính toán kỹ.

Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Bùi Văn Xuyền đề nghị, sáp nhập huyện là cả vấn đề lớn. Ở đây có 1 số tỉnh như Hòa Bình, sáp nhập cán bộ và bộ máy tổ chức là cả vấn đề. Nếu cứ kéo dài, địa phương càng khó khăn: "Việc phối hợp đương nhiên chặt chẽ hơn, tốt hơn.

Trải dài như vậy, trước đây là 2 huyện nhưng bây giờ là 1 huyện thì giữ nguyên, không có gì. Quy mô các xã không thay đổi. Công an chính quy về các xã không thay đổi. Đương nhiên nhiệm vụ 2 huyện gộp 1 huyện chắc chắn nặng nhiều và phải gánh nặng hơn nhiều. 2 Chủ tịch, 2 Bí thư trách nhiệm nặng nề hơn rất nhiều, ở đây trách nhiệm thuộc về tỉnh ủy, UBND thành phố”- ông Xuyền nêu ý kiến./.

Theo VOV

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh