Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được bảo đảm tốt hơn

01:01, 23/01/2020

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ước tính hiện nay 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo.

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ước tính hiện nay 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo.

Các ni sư tham dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2563 (Dương lịch 2019). (Nguồn: TTXVN)
Các ni sư tham dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2563 (Dương lịch 2019). (Nguồn: TTXVN)

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo, với khoảng 95% dân số có tín ngưỡng, tôn giáo. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã có nhiều đổi khác và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được đảm bảo tốt hơn.

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ước tính hiện nay 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo.

Chỉ tôn giáo nói riêng, Việt Nam có 15 tôn giáo với 41 tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, hơn 24,3 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27%) dân số cả nước, hơn 53.000 chức sắc, nhà tu hành, gần 134.000 chức việc và gần 28.000 cơ sở thờ tự.

Các tôn giáo lớn xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày một tự do, nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra sôi động.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới.

Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Quyền này được thể hiện rõ ở những quan điểm, chủ trương, hiến pháp, pháp luật và được bảo đảm thực hiện trên thực tế.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta."

Đảng và Nhà nước Việt Nam “thực hiện chính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.

Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là bước rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

Là quốc gia thành viên của các công ước quốc tế quan trọng, Việt Nam cam kết tôn trọng và bảo đảm cho người dân các quyền đã được công nhận trong các công ước bằng hoạt động lập pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các quyền con người được các công ước ghi nhận.

Hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo không ngừng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo không những tăng nhanh về số lượng mà còn phong phú và đa dạng hơn về hình thức để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đặc biệt, trên cơ sở Nghị quyết số 25/NQ-TW về công tác tôn giáo, Quốc hội, Chính phủ đã thể chế hóa thành các quy định của pháp luật và các kế hoạch, giải pháp, cơ chế bảo đảm thực hiện, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhà thờ Lớn Hà Nội đêm Noel. (Nguồn: Vietnam+)
Nhà thờ Lớn Hà Nội đêm Noel. (Nguồn: Vietnam+)

Để luật hóa quy định của Hiến pháp 2013 đồng thời khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo sau hơn 10 năm thực hiện, kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa 14 đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

Đây là lần đầu tiên quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được luật hóa một cách cụ thể, đầy đủ thành một chế định riêng và có nhiều điểm mới so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004.

Dù là tôn giáo nội sinh hay phái sinh, dù ở vùng miền nào, các tổ chức đã được công nhận hay mới cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đều có đường hướng, phương châm hành đạo riêng nhưng đều chung một định hướng là sống “Tốt đời, đẹp đạo” gắn bó với dân tộc, đồng hành cùng đất nước, sinh hoạt tôn giáo ổn định, chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

Phần lớn chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào có đạo, các tổ chức tôn giáo đều tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, hoạt động từ thiện, nhân đạo, xóa đói, giảm nghèo, giúp đỡ người khó khăn, yếu thế trong cuộc sống, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng.

Cả nước hiện có gần 800 cơ sở bảo trợ xã hội của Phật giáo, Công giáo, Cao Đài… đang nuôi dưỡng trên 12 triệu trẻ em mồ côi, trẻ tàn tật, người già cô đơn, bệnh nhân tâm thần, HIV/AIDS, tiếp nhận nhiều nhóm đối tượng khó khăn./.

Theo Vietnam+

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh