Phát huy vai trò đoàn kết, góp sức xây dựng quê hương

03:12, 12/12/2019

Thời gian qua, phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện phương châm "Đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội", Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh cùng sư sãi, đồng bào phật tử Khmer không ngừng phấn đấu, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà, gắn kết chặt chẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

Thời gian qua, phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện phương châm “Đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh cùng sư sãi, đồng bào phật tử Khmer không ngừng phấn đấu, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà, gắn kết chặt chẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh là cầu nối giữa sư sãi, đồng bào dân tộc Khmer với cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ các cấp trong tỉnh.
Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh là cầu nối giữa sư sãi, đồng bào dân tộc Khmer với cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ các cấp trong tỉnh.

Cùng đồng bào dân tộc nâng cao đời sống

Từ khi thành lập đến nay, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề xã hội và đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Khmer.

Nhiệm kỳ 2014- 2019, với phương châm “Đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động các sư sãi và đồng bào dân tộc Khmer thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.

Hội phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xóa dần những tập quán lạc hậu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Khmer. Công tác dân tộc, tôn giáo được đặc biệt quan tâm, mức sống của đồng bào dân tộc được nâng lên…

Việc xây dựng phong trào xã hội với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đã góp phần nâng cao trình độ dân trí trong giới sư sãi và phật tử.

Nhiệm kỳ qua, các chùa Khmer trong tỉnh đều có mở lớp dạy chữ Khmer cho các em học sinh Khmer trong dịp hè; có 5.011 em theo học và 190 vị giáo thọ đứng dạy lớp miễn phí. Nổi bật, hoạt động dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc tại chùa Phù Ly I (xã Đông Bình- TX Bình Minh) đạt nhiều kết quả.

“Đây là hoạt động thường niên, không chỉ có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn, giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Khmer mà còn giúp các em có không gian sinh hoạt lành mạnh và bổ ích”- Đại đức Thạch Thanh Tùng, trụ trì chùa Phù Ly I- cho biết.

Cùng với sự quan tâm đầu tư nâng cao trình độ giáo dục phổ thông trong nhà trường, 2 năm qua, chùa Phù Ly I phối hợp với Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành lập Hội đồng thi sơ cấp Pali tại chùa có gần 200 thí sinh tham gia và hơn 100 ban giáo thọ là người chấm thi. Đặc biệt hơn, chùa đã tổ chức được 2 lớp ngoại ngữ gồm tiếng Anh và tiếng Thái cho 45 học sinh.

Bên cạnh đó, với tinh thần “từ bi bác ái”, các chùa Khmer trong tỉnh đã hăng hái tham gia, chung sức chung lòng làm công tác an sinh xã hội với tổng kinh phí hơn 7,2 tỷ đồng. “Không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội truyền thống dân tộc, chùa còn là nơi chia sẻ tình thương đến với những người còn đang gặp thiếu thốn, khó khăn trong cuộc sống”- Đại đức Thạch Chanh Sô Phe- Giáo thọ chùa Hạnh Phúc Tăng (xã Trung Thành- Vũng Liêm) cho biết.

5 năm qua, chùa Hạnh Phúc Tăng đã vận động được gần 1 tỷ đồng thực hiện chương trình an sinh xã hội. Những buổi trao quà từ thiện cho hộ nghèo, cận nghèo do nhà chùa vận động vừa giúp người dân có điều kiện vươn lên trong cuộc sống vừa chung tay cùng chính quyền địa phương thực hiện chương trình an sinh xã hội trên địa bàn.

Phát huy vai trò đoàn kết, yêu nước của sư sãi Khmer

Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh không ngừng củng cố, kiện toàn về tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới. Từ đó, vận động đồng bào và sư sãi Khmer đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, chăm lo, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào, sư sãi Khmer.

Thượng tọa Sơn Ngọc Huynh- Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh- cho biết: Nhiệm kỳ 2019- 2024, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh tích cực tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước cho sư sãi và phật tử nâng cao trình độ nhận thức để hưởng ứng và có trách nhiệm tham gia thực hiện tốt.

Hội tiếp tục giữ gìn, bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó tạo điều kiện thuận lợi cho các chùa trong tỉnh mở các lớp ngữ văn Khmer, giúp cho con em dân tộc, sư sãi đều biết đọc, viết thành thạo cả 2 ngôn ngữ Việt- Khmer.

Mặt khác, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước còn quan tâm tuyên truyền cho sư sãi và phật tử không tin vào luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của kẻ xấu, luôn đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng tôn giáo, dân tộc gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh hàng năm đều tổ chức các đoàn chúc tết của dân tộc Khmer. Trong ảnh: Đoàn của tỉnh đến thăm, chúc Tết Chol Chnam Thmay 2019 tại chùa Đại Thọ (xã Loan Mỹ- Tam Bình).
Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh hàng năm đều tổ chức các đoàn chúc tết của dân tộc Khmer. Trong ảnh: Đoàn của tỉnh đến thăm, chúc Tết Chol Chnam Thmay 2019 tại chùa Đại Thọ (xã Loan Mỹ- Tam Bình).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh- Bùi Văn Nghiêm đề nghị Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh tiếp tục củng cố và xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh; phát huy vai trò là trung tâm đoàn kết, tập hợp và là cầu nối giữa sư sãi, đồng bào dân tộc Khmer với cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ các cấp trong tỉnh.

Bên cạnh đó, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh tiếp tục phối hợp tuyên truyền, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo; triển khai thực hiện tốt các chính sách về phát triển kinh tế- xã hội trong đồng bào dân tộc; cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân nỗ lực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Hội cũng đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; thiết thực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chú trọng bảo tồn, giữ gìn các di sản, di tích lịch sử và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer.

Vĩnh Long hiện có 5.800 hộ dân Khmer với hơn 25.890 người, chiếm 2,1% dân số; tập trung chủ yếu ở các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình và TX Bình Minh. Toàn tỉnh có 13 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, trong đó có 6 chùa được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Bài, ảnh: TUYẾT NGA- PHƯƠNG THÚY

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh