Qua 5 năm thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị về giám sát, phản biện xã hội (GS- PBXH) và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền (gọi tắt là QĐ 217, 218) của MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội, thành quả đạt được là ngày càng củng cố thêm niềm tin giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Việc lựa chọn nội dung giám sát cần đúng và trúng với nguyện vọng của đa số nhân dân. |
Qua 5 năm thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị về giám sát, phản biện xã hội (GS- PBXH) và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền (gọi tắt là QĐ 217, 218) của MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội, thành quả đạt được là ngày càng củng cố thêm niềm tin giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Giám sát, phản biện nội dung thiết thực
Sau khi tiếp thu QĐ 217, 218 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện, đồng thời chỉ đạo cấp ủy các cấp quán triệt cho cán bộ chủ chốt cấp mình và tuyên truyền rộng rãi ra đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Theo đó, các cấp ủy Đảng đưa nội dung thực hiện QĐ 217, 218 vào nghị quyết, kế hoạch hàng năm. Định hướng cho MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp trong GS- PBXH tập trung vào những lĩnh vực, công việc nhạy cảm, bức xúc, những vấn đề nhân dân quan tâm. Song song đó, tăng cường lãnh đạo, nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động giám sát của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng.
Đối với MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch GS- PBXH, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền hàng năm.
Theo bà Lê Hồng Đào- Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, thường mỗi năm tỉnh thống nhất một số nội dung giám sát có tính bức xúc và được nhân dân quan tâm. Nội dung giám sát khá phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực: xây dựng nông thôn mới, quản lý các nguồn quỹ, quy chế dân chủ ở cơ sở, cải cách hành chính, đạo đức công vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm...
Hàng năm, MTTQ các cấp trong tỉnh đều thực hiện ít nhất 2 nội dung giám sát. Trong 5 năm qua, cấp tỉnh chủ trì tổ chức giám sát được 16 nội dung; cấp huyện và cấp xã chủ trì giám sát được 46 nội dung; riêng các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp đã giám sát 9.396 cuộc. Ngoài ra, còn tham gia các cuộc giám sát do Đoàn Đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh…
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Trang- Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mang Thít- cho biết: Tùy tình hình mà MTTQ huyện, xã chọn nội dung để giám sát, thường là giám sát rà soát hộ nghèo, bình xét cất nhà đại đoàn kết, giám sát các công trình xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở…
Thông qua giám sát của MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn tiêu cực, góp phần tạo sự đồng thuận của người dân.
Thông qua công tác GS-PBXH và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội đã từng bước phát huy vai trò tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền, các ngành liên quan hiến kế, góp ý hiệu quả, thiết thực vào những nhiệm vụ, giải pháp và đề xuất các vấn đề về cơ chế, chính sách, phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phù hợp trong thực hiện để cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp nghiên cứu lãnh đạo, chỉ đạo góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. |
Quan tâm khắc phục “hậu” giám sát
Thời gian qua, các cấp chính quyền đã phối hợp tốt với MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội trong tổ chức GS-PBXH, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Tỉnh ủy, việc thực hiện 2 nội dung này vẫn còn những hạn chế nhất định.
Đó là việc lựa chọn nội dung, đối tượng giám sát đôi lúc chưa thực sự phù hợp, đối tượng giám sát chủ yếu vẫn là các cơ quan, tổ chức, ít thực hiện giám sát đối với cá nhân. Công tác hậu kiểm sau giám sát, phản biện chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời. Năng lực một số cán bộ còn hạn chế, còn ngại va chạm, nể nang.
Theo Bí thư Huyện ủy Mang Thít Nguyễn Thị Minh Trang, vẫn còn một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ về công tác GS- PBXH.
Hạn chế lớn nhất là nhiều ý kiến, kiến nghị sau GS- PBXH chưa được các cơ quan chức năng quan tâm xem xét, trả lời đúng mức. Đồng chí đề nghị, để GS-PBXH đạt hiệu quả cao, MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội phải nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân để xây dựng nội dung phù hợp, qua đó kịp thời giải quyết những bức xúc của người dân.
Đồng thời, cấp ủy các cấp phải tạo điều kiện cho MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội GS- PBXH, đặc biệt đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan đơn vị thực hiện tốt các kiến nghị sau giám sát.
Ông Châu Thanh Hùng- Trưởng Ban Dân vận Thị ủy Bình Minh đề nghị, cán bộ thực hiện GS- PBXH phải được tập huấn để nâng cao trình độ, bản lĩnh tránh tình trạng e ngại, nể nang- nhất là khi giám sát chính quyền cùng cấp. Ngoài ra, phải theo dõi, giám sát việc tiếp thu và khắc phục, sửa chữa hạn chế của các đơn vị đã được giám sát.
Theo ông Lê Quang Đạo- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, theo QĐ 217, 218 thì đối tượng việc GS- PBXH là tổ chức và cá nhân. Từ trước đến nay, từ tỉnh đến cơ sở chưa giám sát 1 trường hợp cá nhân nào là vấn đề cần quan tâm thời gian tới.
Ngoài ra, ông đề nghị để khắc phục những hạn chế, nhất là các kiến nghị sau giám sát cần quy định chế tài cụ thể. Theo đó, nên quy định sau giám sát một mốc thời gian nhất định, nếu đơn vị đó không khắc phục khuyết điểm, hạn chế thì kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước xử lý.
Định hướng cho công tác GS- PBXH trong thời gian tới đạt hiệu quả tốt nhất, Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Rón lưu ý: MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội tăng cường hướng dẫn nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình.
Kịp thời nắm bắt và tập hợp, phản ánh đầy đủ các ý kiến, kiến nghị bức xúc, chính đáng của nhân dân. Đồng thời, theo dõi, giám sát, đôn đốc việc xử lý giải quyết các ý kiến, kiến nghị chính đáng của nhân dân.
Các cấp ủy, chính quyền phải thực sự nghiêm túc, cầu thị trong việc tiếp thu các ý kiến góp ý sau giám sát, phản biện xã hội của MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội và nhân dân, nhằm cải tiến và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Theo Bí thư Tỉnh ủy- Trần Văn Rón, thời gian tới MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất tổ chức và giám sát chặt chẽ việc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển kinh tế- xã hội; tham gia góp ý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức- nhất là người đứng đầu- trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. |
Bài, ảnh: BÙI THANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin