Ngày 19/8/1945, tổng khởi nghĩa ở Thủ đô Hà Nội thắng lợi.

05:08, 20/08/2019

Ngày 20/8/1945, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định đưa Việt Minh ra hoạt động công khai, thành lập Ban lãnh đạo khởi nghĩa và chủ trương vận động nhân dân toàn quốc cướp chính quyền vào ngày 25/8.

Ngày 20/8/1945, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định đưa Việt Minh ra hoạt động công khai, thành lập Ban lãnh đạo khởi nghĩa và chủ trương vận động nhân dân toàn quốc cướp chính quyền vào ngày 25/8.

Ngày 22/8/1945, Hội nghị Thường vụ BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long diễn ra tại Tam Bình, đã thảo luận chủ trương khởi nghĩa, đề ra kế hoạch khởi nghĩa, thành lập Ủy ban Khởi nghĩa.

Phát động mọi tầng lớp quần chúng nhân dân trên toàn tỉnh nhất tề nổi dậy, kiên quyết thủ tiêu chính quyền cũ lập chính quyền mới của nhân dân.

Hội nghị chủ trương lấy quận Tam Bình làm trọng điểm Tổng khởi nghĩa, các địa phương khác đồng loạt nổi dậy, kiên quyết trừng trị những tên ác ôn, tay sai đầu sỏ có nhiều nợ máu với nhân dân và kịp thời giải quyết khắc phục nạn đói của dân nghèo.

Ngày 23/8/1945, Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Long kêu gọi toàn dân vùng lên Tổng khởi nghĩa. Quần chúng nổi dậy khắp nơi, chính quyền và quân đội địch hoang mang cực độ. Ở một số làng, quần chúng nhân dân nhất tề vùng lên như nước vỡ bờ, xông vào trụ sở chính quyền, binh lính địch và tay sai hoảng loạn chạy trốn.

Ở làng Vĩnh Xuân thuộc quận Cầu Kè (nay thuộc huyện Trà Ôn), bộ máy chính quyền địch bị đập tan từ ngày 15/8/1945; các làng Trà Côn, Tích Thiện, Thuận Thới, Hựu Thành thuộc quận Cầu Kè (nay là Trà Ôn), bộ máy chính quyền địch cũng đã bị đập tan từ ngày 23/8.

Trưa 24/8/1945, Chỉ thị về Tổng khởi nghĩa của Xứ ủy Nam kỳ được chuyển đến Tỉnh ủy Vĩnh Long. Ngay sau đó, chỉ thị này được đưa nhanh xuống các địa phương trong toàn tỉnh.

Tại tỉnh lỵ Vĩnh Long, chiều 24/8/1945, sau khi nhận được lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy, chi bộ đặc biệt do đồng chí Nguyễn Văn Thiệt làm Bí thư, mở cuộc họp khẩn cấp vạch ra kế hoạch khởi nghĩa, lấy Thanh niên Tiền phong làm lực lượng chính cho cuộc khởi nghĩa, huy động lực lượng quần chúng ở tỉnh lỵ Vĩnh Long và các vùng xung quanh tỉnh lỵ nổi dậy cướp chính quyền... Cuộc họp cũng đã đề cử cán bộ vào các cơ quan cấp tỉnh.

Đúng 7 giờ sáng ngày 25/8/1945, tại tỉnh lỵ Vĩnh Long, khởi nghĩa nổ ra. Một cuộc biểu tình rầm rộ của hàng ngàn quần chúng và lực lượng Thanh niên Tiền phong có vũ trang, mang theo cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm và cờ vàng sao đỏ, giương cao biểu ngữ và hô vang các khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Việt Minh muôn năm”…

Những đoàn người biểu tình từ ngoại ô tiến vào tỉnh lỵ, vượt qua các dãy phố rồi tụ tập trước trụ sở chính quyền quận Châu Thành (thường được gọi là nhà việc Long Châu).

Tại đây, lực lượng khởi nghĩa theo lời hiệu triệu của Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh Vĩnh Long(1) công bố các chính sách lớn của Việt Minh.

Chính quyền địch bị tê liệt trước khí thế của quần chúng. Tỉnh trưởng Vĩnh Long là Lương Khắc Nhạc buộc phải hạ vũ khí và giao chính quyền cho cách mạng lúc 10 giờ trưa ngày 25/8/1945.

(1) Ủy ban Khởi nghĩa Vĩnh Long gồm có: Ông Nguyễn Văn Thiệt, ông Nguyễn Hữu Thế, ông Trương Ngọc Quế.

(Theo Lịch sử tỉnh Vĩnh Long 1732- 2000)

(Còn tiếp)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh