Theo ĐCSVN, để chuẩn bị xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII do bà Trương Thị Mai- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện- làm Trưởng đoàn đã làm việc với Đảng đoàn MTTQ Việt Nam.
Theo ĐCSVN, để chuẩn bị xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII do bà Trương Thị Mai- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện- làm Trưởng đoàn đã làm việc với Đảng đoàn MTTQ Việt Nam.
Theo báo cáo, UBMTTQ Việt Nam các cấp đã khẩn trương, nghiêm túc triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và các nghị quyết của Trung ương; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành Đề án về tổ chức cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, đổi mới công tác dân tộc, tôn giáo…
Đặc biệt thông qua góp ý xây dựng Đảng, thông qua vai trò cầu nối của mặt trận và các tổ chức thành viên, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ngày càng gắn bó mật thiết.
Ông Trần Thanh Mẫn- Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam- khẳng định, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân từng bước được đổi mới theo hướng phát huy dân chủ, sáng tạo của các tổ chức, đáp ứng tốt hơn sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động theo Điều lệ của MTTQ và các đoàn thể nhân dân.
Đặc biệt vị trí, vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân được từng bước thể chế hóa thành các quy định của pháp luật. Ông kiến nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tập trung xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân.
Phát biểu tại buổi làm việc, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh, Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Nghị quyết Đại hội XII, đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc trong cương lĩnh tiếp tục được đề cao và thể chế hóa, cụ thể hóa trong hầu hết các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát huy các nguồn lực, sức sáng tạo, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Nhấn mạnh năm 2019 là năm diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024, bà Trương Thị Mai đề nghị Mặt trận cần tổng kết lý luận và thực tiễn để đề ra trong văn kiện đại hội những nhiệm vụ, phương hướng, giải pháp về đại đoàn kết dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Đề cập đến việc tạo sinh lực mới trong củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bà Trương Thị Mai cho rằng phải làm sâu sắc hơn quan điểm của Đảng đối với khối đại đoàn kết toàn dân nhằm phát huy dân chủ thực chất và tạo sự đồng thuận trong xã hội để góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin