BCH Trung ương Đảng vừa ban hành Quy định số 11 về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.
BCH Trung ương Đảng vừa ban hành Quy định số 11 về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.
Theo quy định này, người đứng đầu cấp ủy phải có trách nhiệm trong việc tiếp dân, đối thoại, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.
Quy định này áp dụng đối với người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp ủy cấp huyện, cấp ủy cấp xã. Ngoài ra, người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; thực hiện nghiêm việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Quy định nêu rõ, người đứng đầu cấp ủy tiếp dân định kỳ như sau: Người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện tiếp dân ít nhất 1 ngày trong 1 tháng; người đứng đầu cấp ủy cấp xã tiếp dân ít nhất 2 ngày trong 1 tháng.
Người đứng đầu cấp ủy tiếp dân đột xuất trong các trường hợp sau: Vụ việc nổi cộm, phức tạp, kéo dài, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến các cơ quan, tổ chức đơn vị còn khác nhau. Vụ việc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội…
BÙI THANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin