Báo cáo tổng kết công tác an ninh tư tưởng- văn hóa năm 2018 của BCĐ công tác an ninh tư tưởng- văn hóa Tỉnh ủy Vĩnh Long nêu: "Trong năm 2018, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phá hoại tư tưởng, chia rẽ nội bộ, tuyên truyền xuyên tạc Đảng và Nhà nước ta".
Báo cáo tổng kết công tác an ninh tư tưởng- văn hóa năm 2018 của BCĐ công tác an ninh tư tưởng- văn hóa Tỉnh ủy Vĩnh Long nêu: “Trong năm 2018, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phá hoại tư tưởng, chia rẽ nội bộ, tuyên truyền xuyên tạc Đảng và Nhà nước ta”.
Vui xuân.Ảnh minh họa: NGUYỄN HÒA BÌNH |
Như thế cho thấy kẻ thù của giai cấp và dân tộc không từ bỏ âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ Xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng nhằm đem lại sự phồn vinh của đất nước, công bằng xã hội.
Kẻ thù luôn phá hoại nhiều mặt: chính trị, kinh tế, trong đó mặt tư tưởng- văn hóa là lợi hại nhất vì nó nhằm làm suy suyển hệ tư tưởng, xóa bỏ nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, tuyên truyền cổ súy cho nền văn hóa lai căng đồi trụy, phản động du nhập từ phương Tây hoặc khơi dậy “đống rác” của nền văn hóa, văn nghệ lai căng, đồi trụy của chế độ Sài Gòn trước đây mà Đảng và nhân dân ta quyết tâm bài trừ, xóa bỏ.
Chúng ra sức phá hoại tư tưởng- văn hóa để nhằm đạt tới mục đích chính trị của chúng, nhưng đều đáng nói là ta còn xem nhẹ, còn lơ là mất cảnh giác, buông lỏng quản lý trên lĩnh vực này, nhất là trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.
Phải thừa nhận một thực tế là trên lĩnh vực này hiện nay rất khó quản lý, nhưng không vì vậy mà buông xuôi.
Khó quản lý là vì hiện nay công nghệ thông tin rất hiện đại, rất đa dạng, người dân không chỉ có phương tiện nghe, nhìn là chiếc radio (máy thu thanh) và chiếc TV (máy thu hình) mà còn có điện thoại thông minh.
Những phương tiện thu thanh và thu hình nó chỉ dùng chung cho mỗi gia đình, còn chiếc điện thoại thông minh nó luôn theo sát bên mình của người sở hữu nó mà điện thoại thông minh ở bất cứ nơi nào, từ thành thị đến nông thôn đều sử dụng được.
Mỗi người dân (trừ những người già yếu, mù chữ, khiếm thị) đều có thể sử dụng được và nó thịnh hành trong lớp trẻ.
Nó vừa làm phương tiện thông tin liên lạc, vừa là phương tiện nghe nhìn nhanh nhạy nhất, phong phú nhất với bất cứ những gì người ta muốn nghe, muốn nhìn, muốn biết trên hệ thống Internet. Ngoài ra nó còn là phương tiện ghi hình, thu thanh và tán phát trên mạng xã hội qua tài khoản Facebook của mỗi cá nhân.
Những tin tốt, tin xấu, những hình ảnh, bài viết của các thế lực thù địch, bọn phản động trong ngoài nước, kể cả hoạt động của nhóm đối tượng cực đoan trong tôn giáo ở các địa phương, thậm chí có những cán bộ đảng viên hưu trí có những bài viết biểu hiện nhận thức lệch lạc, hoài nghi về chủ trương, đường lối của Đảng, bày tỏ quan điểm trái chiều, nguy hại hơn là có xu hướng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trên mạng xã hội (báo cáo của BCĐ công tác an ninh tư tưởng- văn hóa), những gì được tung trên mạng nó lập tức đến với mọi người không thể nào kiểm soát được vì ta không thể cấm sử dụng điện thoại thông minh.
Trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Trong thời gian rất dài từ khi có các dịch vụ karaoke ra đời, thịnh hành từ Nam chí Bắc thì hầu hết các bài hát được sáng tác trong chế độ Sài Gòn trước đây có trong các điểm hát karaoke, nhạc gì cũng có, bài nào cũng có, nhạc cách mạng, nhạc tiền chiến cũng lẫn lộn trong đó không phân biệt, thậm chí có nhiều bài hát- kể cả nhạc cách mạng- cũng có lồng hình ảnh người lính “Cộng hòa” để minh họa, đó không phải việc làm vô tình mà sự cố ý lồng ghép để tuyên truyền, để khơi dậy của bọn xấu, bọn phản động.
Đó là chưa nói những “ban nhạc sống” phục vụ cho các lễ cưới, lễ giỗ, đám sinh nhật, đám thôi nôi, đầy tháng, khánh thành, khai trương v.v… thậm chí trong đám tang từ thành thị đến nông thôn người ta khi nhậu ngà ngà say vô tư hát những bài nhạc trữ tình, trong số bản nhạc trữ tình đó có những bài hát nằm trong danh sách cấm hát.
Nói điều này để cho ta thấy rằng tình hình hiện nay là như thế mà ta không thể nào ngăn chặn được bởi nó không phải là show diễn hay phục vụ quần chúng mà là “văn nghệ quần chúng”, những “ca sĩ” là một người nào đó trong số thực khách. Những bài hát đó còn sống mãi mỗi khi nó còn được nhiều người ưa thích.
Người nghe không chú ý đến ca từ mà họ thích giai điệu ngọt ngào, êm ái, có nhiều bài hát đã đi vào lòng người không phải chỉ có lớp người cùng thời mà cả lớp trẻ ngày nay, chẳng những ở những người sống trong chế độ Sài Gòn mà cả trong những người đã được sinh ra và lớn lên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Những vấn đề vừa nêu trên là một thực trạng xã hội vô cùng khó khăn và phức tạp không thể xử lý về mặt pháp luật bởi người sử dụng điện thoại để nghe, để xem, người hát những bài hát thiếu lành mạnh không có những quy định hoặc điều luật nào xử phạt họ, kể cả Luật An ninh mạng vừa mới ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2019.
Luật chỉ có quy định những điều nhằm ngăn chặn và xử phạt những hành vi sử dụng không gian mạng để làm trái những quy định của pháp luật, trong đó có các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị hoạt động phá hoại tư tưởng, chia rẽ nội bộ, tuyên truyền xuyên tạc Đảng và Nhà nước ta.
Chính vì vậy, cần phải xem công tác an ninh tư tưởng- văn hóa là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, một mặt đẩy mạnh việc tuyên truyền phản bác, chống lại những luận điệu bịa đặt, tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội.
Mặt khác, cần phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật An ninh mạng và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm luật.
Hiện nay, sự quản lý trên lĩnh vực không gian mạng rất khó khăn và phức tạp, nhưng không vì thế buông lơi sự quản lý mà cần phải bảo vệ mọi nơi, mọi lúc vì đây là lĩnh vực an ninh tư tưởng- văn hóa.
NGUYỄN THANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin