Lan tỏa những giá trị văn hóa

02:12, 27/12/2018

Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), trách nhiệm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân Vĩnh Long có nhiều thay đổi trên lĩnh vực văn hóa và tác động tích cực đến phát triển kinh tế- xã hội. 

Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), trách nhiệm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân Vĩnh Long có nhiều thay đổi trên lĩnh vực văn hóa và tác động tích cực đến phát triển kinh tế- xã hội.

Nhiều giá trị văn hóa, các quy định pháp luật và quy chế, quy tắc ứng xử văn hóa ngày càng thấm sâu vào đời sống xã hội, góp phần tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng dân cư, mỗi gia đình và cá nhân.

Tạo sự đồng thuận trong dân

Ngày 25/12, Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. 

Gia đình Thạch Thị Hiền (xã Tân Mỹ- Trà Ôn) được THVL hỗ trợ nhà và tặng bò giống để cải thiện kinh tế gia đình.  Ảnh: TL
Gia đình Thạch Thị Hiền (xã Tân Mỹ- Trà Ôn) được THVL hỗ trợ nhà và tặng bò giống để cải thiện kinh tế gia đình. Ảnh: TL

Đồng chí Nguyễn Bách Khoa- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy- đánh giá nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân từng bước nâng cao, nhất là ý thức về giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, di sản văn hóa truyền trống.

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) có tầm nhìn sâu rộng, chứa đựng các giá trị tư tưởng, nhân văn và khoa học, hết sức cần thiết, hợp lòng dân nên sớm đi vào cuộc sống, góp phần ngăn chặn và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm văn hóa lai căng, độc hại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần hình thành hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam nói chung, con người Vĩnh Long nói riêng trong giai đoạn mới.

Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xóa đói giảm nghèo, khuyến học- khuyến tài, từ thiện xã hội, cứu trợ được đẩy mạnh, góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân Vĩnh Long. 

Theo ông Phạm Thanh Xuân- Phó Giám đốc Đài Phát thanh- Truyền hình Vĩnh Long (THVL), tinh thần hợp tác- chia sẻ không chỉ được thể hiện trong nội bộ đơn vị mà còn với cả cộng đồng. THVL luôn dành tâm huyết cho các hoạt động hướng về cộng đồng, là nơi kết nối, chia sẻ lòng yêu thương giữa người và người, góp phần xây dựng xã hội hướng thiện.

Từ các chương trình truyền hình nhân đạo- xã hội do THVL sản xuất như: Chắp cánh ước mơ, Chuyến xe nhân ái, Thần tài gõ cửa… đến các dự án do THVL tài trợ về y tế, văn hóa, giáo dục, môi trường, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo… góp phần mang lợi ích lớn cho cộng đồng và góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, xây dựng quê hương đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Tổng giá trị phúc lợi các hoạt động từ thiện xã hội của THVL thực hiện từ năm 2003- 2017 đạt trên 900 tỷ đồng.

Văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất

Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, tỉnh Vĩnh Long có nhiều thay đổi trên lĩnh vực văn hóa.

Ông Nguyễn Xuân Hoanh- Phó Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh nhận định, Vĩnh Long là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi có nhiều giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc cần được bảo tồn, vấn đề giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cho thế hệ trẻ là vô cùng cần thiết.

Bởi những chủ nhân tương lai của đất nước để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, không ai khác hơn chính là thế hệ trẻ.

Nhiều giá trị văn hóa, các quy định pháp luật và quy chế, quy tắc ứng xử văn hóa ngày càng thấm sâu vào đời sống xã hội, góp phần tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng dân cư, mỗi gia đình và cá nhân.

Nhiều cơ chế, chính sách phát triển văn hóa được ban hành và thực hiện có hiệu quả. Các di tích văn hóa được đầu tư tôn tạo, phát huy giá trị, thu hút đông đảo khách tham quan.

Vĩnh Long đầu tư dàn nhạc ngũ âm cho đồng bào Khmer, nhằm bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Vĩnh Long đầu tư dàn nhạc ngũ âm cho đồng bào Khmer, nhằm bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trương Văn Sáu yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nâng cao hơn nữa năng lực, hiệu quả lãnh đạo và quản lý nhà nước về văn hóa; chú trọng xây dựng con người văn hóa toàn diện theo hướng chân- thiện- mỹ; tiếp tục xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong toàn xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị- xã hội và từng hộ gia đình.

Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống xã hội, thể hiện trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương... để văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bên cạnh đó, Vĩnh Long chú trọng nâng cao chất lượng các phong trào, các cuộc vận động để việc thực hiện đạt các tiêu chí, các danh hiệu văn hóa đi vào thực chất, có chiều sâu. Qua các phong trào, cuộc vận động tác động sâu sắc đến nhận thức và hành động, tạo sự chuyển biến căn bản về nếp sống, văn hóa ứng xử, chấp hành pháp luật của từng cá nhân, hộ gia đình, khu dân cư.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được tỉnh đẩy mạnh và trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, từng bước góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân. Tính đến nay, Vĩnh Long có 97,6% hộ gia đình và 94,5% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 52% số xã đạt danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 13,3% số phường- thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị và 95% ấp- khóm, khu phố đạt văn hóa.


Vĩnh Long có 19 dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là Kinh, Khmer, Hoa. Những năm qua, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số phát triển theo hướng giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp, loại bỏ dần những loại hình văn hóa, phong tục, tập quán không còn phù hợp. Tỉnh quan tâm sưu tầm và bảo quản trên 800 tư liệu, hiện vật, hình ảnh văn hóa truyền thống của đồng bào Hoa, Khmer.

Bài, ảnh: THÚY QUYÊN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh