Ngày thứ 2 kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh: Đại biểu thảo luận thẳng thắn, trách nhiệm, tâm huyết

02:07, 05/07/2018

Phiên thảo luận tại tổ và hội trường của ngày làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh đã trở thành diễn đàn tích cực để các đại biểu HĐND cùng lãnh đạo các sở, ngành đóng góp tâm huyết, thẳng thắn và đầy trách nhiệm về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh 6 tháng đầu năm và phương hướng 6 tháng cuối năm cùng nhiều vấn đề an sinh xã hội mà cử tri quan tâm.

Phiên thảo luận tại tổ và hội trường của ngày làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh đã trở thành diễn đàn tích cực để các đại biểu HĐND cùng lãnh đạo các sở, ngành đóng góp tâm huyết, thẳng thắn và đầy trách nhiệm về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh 6 tháng đầu năm và phương hướng 6 tháng cuối năm cùng nhiều vấn đề an sinh xã hội mà cử tri quan tâm.

Các đại biểu thảo luận tổ
Các đại biểu thảo luận tổ

Có 44 lượt đại biểu phát biểu với 112 ý kiến. Đa số ý kiến của đại biểu đã đánh giá cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh cùng các cấp, các ngành, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh trên địa bàn tỉnh.

Đáng chú ý là các lĩnh vực kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 6,08% so với cùng kỳ; lĩnh vực nông nghiệp đã phục hồi và tăng trưởng khá, nhiều sản phẩm trúng mùa, được giá.

Các ngành, các cấp  cũng đã chủ động triển khai các giải pháp để hỗ trợ sản xuất, cải thiện môi trường kinh doanh nên sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục duy trì tăng trưởng...

Tuy nhiên, so với các địa phương khác trong khu vực ĐBSCL thì mức tăng của Vĩnh Long vẫn còn thấp. Một số sản phẩm nông nghiệp vẫn còn khó tiêu thụ; việc liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chưa thật sự hiệu quả. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn.

Thực hiện các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới chậm; một số xã đã đạt chuẩn nông thôn mới không duy trì được tiêu chí. Tình trạng y, bác sĩ xin nghỉ việc đang nổi lên thành một vấn đề nóng...

Đại biểu cũng thẳng thắn nêu lên một số tồn tại, khó khăn; đồng thời cũng đi sâu vào từng vấn đề, lĩnh vực hết sức cụ thể, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

 Cụ thể, đại biểu đề nghị việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã 5 năm, cần xem xét đánh giá đúng những lĩnh vực để đầu tư đúng trọng tâm. Việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cây trồng chậm, chưa có giải pháp cụ thể để tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Việc chuyển đổi mục đích đất cũng cần tính toán theo hướng sử dụng hiệu quả, tăng năng suất đối với đất nông nghiệp.

Đại biểu cho rằng cần có chính sách bảo trợ cho việc sản xuất sạch, an toàn của các HTX để nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX vì hiện nay giữa sản xuất sạch và không sạch còn lẫn lộn. Vấn đề bao tiêu sản phẩm  còn hạn chế vì doanh nghiệp chưa kết nối với người dân khi được mùa và ngược lại. Cần thống kê xem có bao nhiêu doanh nghiệp thực hiện và cần quan tâm đến đảm bảo quyền lợi phải gắn với nghĩa vụ.

Theo đại biểu Nguyễn Bá Tòng- đơn vị huyện Tam Bình, hiện giá cả nông sản rớt thê thảm, khâu tiêu thụ còn hạn chế, nên có giải pháp bài bản hơn, nhất là khâu bao tiêu sản phẩm, cần thiết xây dựng nhà máy chế biến tồn trữ…

Đại biểu Nguyễn Bá Tòng: Cần có giải pháp bài bản, nhất là khâu bao tiêu sản phẩm, cần thiết xây dựng nhà máy tồn trữ nông sản,...
Đại biểu Nguyễn Bá Tòng: Cần có giải pháp bài bản, nhất là khâu bao tiêu sản phẩm, cần thiết xây dựng nhà máy chế biến, tồn trữ nông sản,...

Doanh nghiệp thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm của nông dân đang là “nút thắt”. Về kinh tế hợp tác, đề xuất các cơ quan chuyên môn nên chọn một lĩnh vực để thí điểm, tập trung chỉ đạo, coi như mô hình của tỉnh, rồi nhân rộng.

Về quy hoạch cụm công nghiệp chuyên ngành và đa ngành, đại biểu cũng cho rằng, hiện có nhiều nhà đầu tư rất cần quỹ đất sạch. Cụm công nghiệp Cổ Chiên có nhiều khu đất gạch gốm đang ngừng hoạt động, cần khai thác, do vậy cần quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp thoả thuận tìm mặt bằng dự án vào khu vực này. Tuy nhiên, công tác phối hợp các ngành tỉnh còn một số vấn đề chưa đồng bộ, chưa thật sự cho nhà đầu tư yên tâm, cần khắc phục vấn đề này.

Đại biểu Phùng Văn Mười- đơn vị huyện Vũng Liêm băn khoăn với những bức xúc của bà con cử tri về tình trạng khai thác cát trái phép và đề nghị UBND tỉnh  cùng các cơ quan chức năng phải lặp lại trật tự trong việc khai thác cát để vừa đảm bảo nguồn thu, vừa để người dân an tâm.

Đại biểu Phùng Văn Mười: Cần lập lại trật tự khai thác cát để vừa đảm bảo nguồn thu, vừa để người dân an tâm
Đại biểu Phùng Văn Mười: Cần lập lại trật tự khai thác cát để vừa đảm bảo nguồn thu, vừa để người dân an tâm

Ông Roãn Ngọc Chiến- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường  cũng “chia sẻ tâm trạng” của đại biểu và làm rõ sạt lở có nhiều nguyên nhân không chỉ do khai  thác cát.

Ông cũng cho biết thời gian qua ngành cũng quyết liệt trong xử lý “cát tặc” nhưng cũng gặp không ít khó khăn và thời gian tới  sẽ tiếp tục trao đổi, phối hợp với ngành chức  năng để có những giải pháp răn đe mạnh hơn.

Xoay quanh thực trạng bác sĩ xin nghỉ việc, đại biểu thống nhất cao việc ban hành 2 nghị quyết về chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế và chính sách thu hút bác sĩ về công tác trên địa bàn tỉnh để có thể thu hút được lực lượng vừa giỏi về chuyên môn đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân, vừa gắn bó lâu dài với địa phương.

Đại biểu Lê Văn Phúc- đơn vị huyện Bình Tân thừa nhận, vấn đề đào tạo nhân lực ngành y và vấn đề hỗ trợ là hai khâu thời gian qua chúng ta đã làm, còn vấn đề “giữ chân” được hay không thì rõ ràng chúng ta chưa ...lo kịp.

Theo đại biểu Ngô Ngọc Hải- đơn vị TP Vĩnh Long, vì nhu cầu chữa bệnh người dân cao, đòi hỏi phải có chuyên môn, kỹ thuật, cho nên vừa phát triển nguồn nhân lực, vừa giữ chân những y, bác sĩ đang làm việc thì mới phát huy được hiệu quả cao.

Đại biểu Nguyễn Bá Tòng- đơn vị huyện Tam Bình nhất trí cần có chính sách “giữ chân”, trong đó có thể xem xét hỗ trợ cho đối tượng về nhà ở xã hội, hoặc tín dụng dựa trên đối tượng khó khăn, dựa trên kê khai tài sản để hỗ trợ.

Xoay quanh việc cung cấp nước sạch, đại biểu Nguyễn Bá Tòng- đơn vị huyện Tam Bình cũng cho biết, nhu cầu nước sinh hoạt nông thôn là bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân. Nhiều nơi áp lực nước thấp, do nhà máy nước quá tải, nên bổ sung công suất hoặc xây thêm nhà máy để đảm bảo.

Ở các xã việc phân vùng giữa trung tâm nước sạch nông thôn và nhà máy nước đô thị chưa hợp lý. Nếu phân vùng phải gắn với trách nhiệm, chứ không phải phân vùng để thấy khi nào có vốn dư mới làm.

Về giao thông, theo đại biểu Nguyễn Bá Tòng cũng cho rằng các đường tỉnh xuống cấp, nhưng việc duy tu sửa chữa thì không kịp thời.

Nhiều nơi để nhiều tháng, nhiều năm không sửa chữa, nên nắm thông tin thường xuyên, nhất là trong mùa mưa bão, mật độ, số lượng người tham gia giao thông cao cũng cần ưu tiên sửa chữa.

Bài, ảnh: ANH PHONG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh