Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung là 2 người tiếp theo trả lời chất vấn.
Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung là 2 người tiếp theo trả lời chất vấn.
Đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, vấn đề đại biểu chất vấn xoay quanh công tác quản lý đất đai; tình trạng ô nhiễm môi trường và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại các vùng, địa phương, đặc biệt là ĐBSCL…
Trả lời nhóm vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, về ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp hiện các nguồn thải từ các nhà máy, khu công nghiệp đã kiểm soát về cơ bản, tuy nhiên các nguồn thải này các làng nghề truyền thống, cụm công nghiệp còn hạn chế.
Giải pháp tới là giao trách nhiệm cho từng địa phương phải chịu trách nhiệm với nguồn thải của mình.
Về quy hoạch quản lý đất đai hạn chế, theo bộ trưởng để tăng cường quản lý, Trung ương và địa phương cần phải sớm xem xét, rà soát lại quỹ đất, sử dụng đất, các quy định hiện hành như thế nào, đặc biệt, chúng ta đã có luật 2013 có thể tính đến việc sẽ thu hồi các dự án vi phạm.
Đối với vấn đề biến đổi khí hậu, hiện nay Chính phủ đã ban hành một nghị quyết để cụ thể hóa, theo đó các bộ, ngành đã có cam kết và đang tích cực để thực hiện mục tiêu này, đặc biệt là vấn đề quản lý, quy hoạch, tích hợp,
tổng hợp vấn đề lựa chọn các mô hình sinh thái thích hợp với mô hình kinh tế đối với ĐBSCL, cần phải thay đổi để đảm bảo chung sống với các vấn đề nảy sinh và tận dụng các cơ hội mang lại từ quá trình đó.
Nhóm vấn đề mà Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời xoay quanh thực trạng thị trường lao động ở nước ta hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm trong nước và xuất khẩu lao động.
Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề, dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội; công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, giải pháp khắc phục tình trạng bạo hành và xâm hại trẻ em.
Trả lời vấn đề này bộ trưởng cho biết, thời gian tới giáo dục nghề nghiệp sẽ được ưu tiên hàng đầu nhằm góp phần nâng cao chất lượng lao động phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo đó, ngành sẽ quy hoạch lại toàn bộ mạng lưới; chuyển mạnh sang tự chủ, nhằm tạo động lực để phát triển giáo dục nghề nghiệp, đồng thời chuyển hẳn sang một hướng mới là kết nối doanh nghiệp, doanh nghiệp và nhà trường cùng đồng hành.
Về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, hàng năm bình quân có khoảng 2.000 trường hợp bạo lực, thời gian tới, ngành tiếp tục rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật, cụ thể hóa hơn trách nhiệm các ngành,
đặc biệt là phải tăng cường phối hợp hiệp đồng, đề cao trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong vấn đề quản lý phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em.
Đối với xuất khẩu lao động, đây là chủ trương đúng và mang lại hiệu quả, phấn đấu đưa 1 triệu lao động tham gia xuất khẩu (hiện nay chúng ta có 500.000 lao động đang tham gia xuất khẩu). Nếu một năm giải quyết 100.000 lao động thì bình quân thu về xấp xỉ 3 tỷ USD.
TÂM HUỲNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin