Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công

04:06, 21/06/2018

Không trông chờ, ỷ lại nguồn kinh phí phân bổ từ cấp trên, xã Long Phú (Tam Bình) đã thực hiện tốt công tác "dân vận khéo" vận động người đân tự nguyện góp công sức, tiền của xây dựng giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn.

 

Cầu Kênh 10 Đề là một trong nhiều cây cầu được xây dựng hoàn toàn từ sự đóng góp của người dân và mạnh thường quân.
Cầu Kênh 10 Đề là một trong nhiều cây cầu được xây dựng hoàn toàn từ sự đóng góp của người dân và mạnh thường quân.

Không trông chờ, ỷ lại nguồn kinh phí phân bổ từ cấp trên, xã Long Phú (Tam Bình) đã thực hiện tốt công tác “dân vận khéo” vận động người đân tự nguyện góp công sức, tiền của xây dựng giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn.

“Dân vận khéo” trong việc khoan sức dân

Đến với xã Long Phú ngày nay, chúng tôi không còn thấy cảnh đường xã sình lầy, cầu khỉ, cầu tạm khó đi mà thay vào đó là các con đường rãi đá, các cây cầu bê tông thông thoáng cho người dân đi lại và vận chuyễn hàng hóa dễ dàng.

Ông Nguyễn Văn Mạnh (ấp Phú Sơn A) nhớ lại: “Trước đây khu vực này “bình địa sình đất”, người dân đi lại khó khăn, nhất là các em học sinh. Khi được chính quyền vận động tu sữa con đường Lô 2, tui biết chính quyền xã sẽ sử dụng tiền đúng mục đích nên liền hỗ trợ khoảng 10 triệu đồng. Ngoài ra, tui còn hỗ trợ tiền để xây dựng Đường Lô 1 Cầu số 3 và cầu Lô 1”.

Trên đường Tỉnh lộ 905 cách chợ xã Long Phú chừng vài chục mét hướng lên  thị trấn Tam Bình, chính quyền xã Long Phú đã vận động người dân xây dựng cầu Lô 8 qua Kinh 10 Đề dài 25m, rộng 2,6m. Kinh phí của cây cầu này do mạnh thường quân và người dân đóng góp 151 triệu đồng, đồng thời vận động 600 ngày công của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân.

Bên cạnh đó, chính quyền tiếp tục vận động hiến 60m2 đất của chú Nguyễn Hoàng Bé (ấp 6B) làm đường dẫn cho cầu. Chú cho biết: “Do còn “máu” du kích trong người nên khi chính quyền vận động là tui sẵn sàng hỗ trợ ngay. Ngoài ra, tôi còn hỗ trợ nấu ăn cho đội thi công xây cầu từ thiện không chỉ riêng cây cầy Lô 8 qua Kinh 10 Đề mà còn rất nhiều cây cầu khác trong xã”.

Không chỉ riêng công trình xây dựng giao thông nông thôn, chính quyền xã còn thực hiện “Dân vận khéo” bằng việc xã hội hóa lắp đặt 6 cụm với 14 camera giám sát an ninh trên các khu vực trọng điểm về an ninh trật tự trong toàn xã.

Xã Long Phú đã hoàn thành việc lắp đặt 6 cụm với 14 camera giám sát an ninh trên các khu vực trọng điểm để đảm bảo an ninh trật tự trong toàn xã.
Xã Long Phú đã hoàn thành việc lắp đặt 6 cụm với 14 camera giám sát an ninh trên các khu vực trọng điểm để đảm bảo an ninh trật tự trong toàn xã.

Tổng chi phí cho việc mua camera giám sát an ninh và bộ thu tín hiệu là 90 triệu đồng do nhân dân trong xã đóng góp.

 Nhìn thấy các camera được lặp ngay dốc cầu Tô Hùng Vĩ- nơi tiếp giáp 2 xã Long Phú và Tân Phú, chị Trần Thị Hằng (ấp Phú Thạnh) vui mừng: “Chính quyền xã vận động tiền lắp camera an ninh, tôi cũng rất vui được góp sức. Khi thấy lắp camera xong tôi cảm thấy an tâm hơn vì kẻ trộm cắp dễ dàng bị phát hiện, con cháu đi học tui cũng đỡ phải lo lắng”

Gần dân, hiểu dân, thực hiện công trình hợp lòng dân

Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân quản lý và dân hưởng lợi”, xã Long Phú đã tạo được những phong trào sôi nổi do chính người dân tham gia và đóng vai trò chính.

Từ năm 2015 đến đầu năm 2018, chính quyền xã đã vận động người dân và mạnh thường quân tham gia đóng góp hơn 1,2 tỷ đồng và hơn 4.000 ngày công xây dựng 5 cây cầu giao thông nông thôn, 10 tuyến đường liên xóm dài 13,8km , 23 kênh nội đồng, lắp đặt 6 cụm với 14 camera an ninh và hiến hàng trăm mét vuông đất.

Chính những công trình xây dựng này đã và đang làm cho bộ mặt xã khang trang hơn và phục vụ nhu cầu lại chính những người dân đã đóng góp tiền của, công sức để tạo ra nó.

Để có được sự đóng góp nhiệt tình của người dân trong xã, đảng ủy, chính quyền xã Long Phú đã có những cách làm sáng tạo, hợp lòng dân, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dân, “khi biết người dân có nhu cầu chính đáng, chính quyền sẽ dễ vận động để thực hiện công trình đó”, ông Lê Tấn Dũng- Bí thư Đảng ủy xã Long Phú cho biết.

Trước khi thực hiện công trình nào trước tiên phải thống nhất chủ trương từ trong Ban Thường vụ Đảng ủy, rồi tiến hành họp dân. Trong buổi họp, chính quyền xã công bố ý định làm công trình gì, dự kiến bao nhiêu tiền, tùy theo mỗi hộ giàu, khá và nghèo mà có mức đóng góp khác nhau không bình quân. Sau khi thực hiện công trình xong sẽ công khai  cho nhân dân biết.

Đến xã vào một ngày giữa tháng 6, chúng tôi thật bất ngờ khi thấy bí thư, phó bí thư đảng ủy xã cùng người dân “ra sắt” làm trụ cho cây cầu Lô 1, Lô 1B.

Lãnh đạo xã và người dân cùng nhau đóng góp ngày công xây dựng cầu Lô 1 và Lô 1B. Lãnh đạo xã và người dân cùng nhau đóng góp ngày công xây dựng cầu Lô 1 và Lô 1B.
Lãnh đạo xã và người dân cùng nhau đóng góp ngày công xây dựng cầu Lô 1 và Lô 1B. Lãnh đạo xã và người dân cùng nhau đóng góp ngày công xây dựng cầu Lô 1 và Lô 1B.

Ông Lê Tấn Dũng- Bí thư Đảng ủy xã Long Phú “rút ruột” chia sẻ kinh nghiệm: “Mình phải sắp xếp công việc của cơ quan sao cho hợp lý để tranh thủ đến công trình, rồi cùng làm, động viên khích lệ mọi người. Khi công trình hoàn thành, người dân sẽ cùng chính quyền tham gia quản lý và hưởng lợi trên công trình này”.

Có thể khẳng định, công tác dân vận của xã Long Phú hiệu quả nhờ bám sát thực tiễn đời sống cơ sở, đi sâu vào những việc khó, việc mới cùng với sự đồng lòng của người dân đã tạo ra những công trình hợp lòng dân và trong tương lai không xa ước mơ xã Long Phú đạt chuẩn nông thôn mới sẽ thành sự thật.

Bài, ảnh: TẤN TÂN

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh