Trong phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh- đơn vị tỉnh Vĩnh Long đề xuất bổ sung một số nội dung mới vào dự thảo luật.
Trong phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh- đơn vị tỉnh Vĩnh Long đề xuất bổ sung một số nội dung mới vào dự thảo luật.
“…Đối với quy định cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đề nghị bổ sung thêm “Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật”.
Hiện Việt Nam có khoảng 7,2 triệu người khuyết tật, trong đó có gần 2 triệu người khuyết tật là trẻ em.
Tuy số trẻ em khuyết tật đến trường có tăng hàng năm nhưng mục tiêu huy động 70% trẻ em khuyết tật đến trường trong Chiến lược phát triển giáo dục vẫn khó đạt được, các trường phổ thông chưa đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ để dạy giáo dục hòa nhập.
Thực tế này đòi hỏi giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật cần phải được quan tâm, mở rộng, tạo ra nhiều cơ hội cho người khuyết tật học tập và hòa nhập.
Việc tạo chổ đứng cho trung tâm trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn thiện khung pháp lý để các trung tâm đầu tư, nâng tầm và trách nhiệm, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ giáo dục hòa nhập khuyết tật là vấn đề rất nhân văn.
Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho học sinh khuyết tật mà còn tạo ra môi trường trong đó mọi học sinh đều có cơ hội phát triển bình đẳng, thực hiện đúng công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (năm 2006).
Về quy định liên quan đến người học cụ thể là chính sách vay tín dụng sư phạm để đóng học phí được quy định trong dự thảo luật, tôi tán thành với đề xuất của Chính phủ vì thực tế học phí không phải là điều kiện duy nhất tác động tới sự lựa chọn ngành sư phạm, cốt lõi của việc thu hút sinh viên là chính sách giải quyết việc làm sau tốt nghiệp, đặc biệt là cải thiện lương và thu nhập của giáo viên.
Báo cáo đánh giá tác động chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy kết quả khảo sát ở một số trường ĐH với các ngành sư phạm thì sinh viên một số khoa theo ngành sư phạm sau khi ra trường không quá 1/2.
Ví dụ: ngành Tiếng Anh, gần 40% không làm giáo viên phổ thông; Công nghệ thông tin với hơn 36%; Tâm lý giáo dục (hệ sư phạm) với hơn 32%...
Vấn đề này thiếu cân bằng và cần được điều chỉnh như dự thảo luật là hợp lý để thực hiện chính sách theo đúng quan điểm ưu tiên, ưu đãi với đối tượng làm trong ngành giáo dục, tránh lãng phí ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét các trường hợp sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường, có nguyện vọng phục vụ cho ngành giáo dục nhưng vì nhu cầu tuyển dụng hạn chế, các em vẫn thất nghiệp để có quy định về thời gian trả các khoản vay tín dụng sư phạm phù hợp.
Phó Thủ tướng cũng đã lưu ý trong số các nhóm ngành đào tạo có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là đào tạo khoa học giáo dục, giáo viên chiếm 19%.
Về quy định về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý, để thu hút người giỏi trở thành giáo viên, các nước như Hàn Quốc, Phần Lan, Singapore… tuyển sinh đầu vào rất nghiêm ngặt và trả lương cao cho giáo viên. Các quốc gia đều nhận thức rằng, giáo viên có vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Vì vậy, đề nghị Quốc hội xem xét có chính sách lương, phụ cấp đặc thù đối với đội ngũ giáo viên, trong đó quy định giáo viên có phụ cấp ưu đãi đặc biệt theo ngành. Ban soạn thảo cần bám sát nghị quyết của Đảng để thể chế hóa trong luật, tạo cơ sở để Chính phủ xây dựng các đề án cải cách tiền lương.
Đề nghị bổ sung quy định bảo lưu chế độ hưởng phụ cấp thâm niên theo nghề đối với nhà giáo được tiếp nhận, điều động làm công chức công tác trong các cơ quan quản lý giáo dục nhằm thu hút công chức có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý tốt”.
TÂM HUỲNH (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin