Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, ông Phạm Tất Thắng- đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long đã có ý kiến chất vấn liên quan đến năng suất lao động hiện nay.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, ông Phạm Tất Thắng- đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long đã có ý kiến chất vấn liên quan đến năng suất lao động hiện nay.
Đại biểu Phạm Tất Thắng chất vấn: Hiện nay, hiệu quả nền sản xuất của chúng ta không cao, chi phí sản xuất còn lớn, tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm còn cao và đặc biệt năng suất lao động không cao. Chính phủ đã áp dụng nhiều giải pháp nhưng chỉ tiêu tăng năng suất lao động tăng chậm.
Xin Phó Thủ tướng cho biết khâu then chốt và những giải pháp cần tăng cường áp dụng để có thể tăng nhanh năng suất lao động, tăng hiệu quả nền sản xuất của chúng ta?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: Về năng suất lao động, nếu tính cho đúng cho đủ thì năng suất lao động của chúng ta có thể cao hơn vì cách tính bằng GDP chia cho số lượng lao động.
GDP bình quân đầu người bằng tổng GDP chia cho dân số, khi mà tính toán so sánh các nước GDP phải quy theo giá so sánh.
Hiện nay, chúng ta thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực nhưng tốc độ tăng mấy năm nay của chúng ta khoảng 4,7% trong khi Thái Lan sát chúng ta chỉ hơn 2%, nên chúng ta đang có tốc độ tăng nhanh hơn, năm vừa rồi trên 5,5%.
Nếu chúng ta điều tra được GDP khu vực kinh tế chưa quan sát được bao gồm khu vực kinh tế chính thống (nhưng do trình độ phương pháp thống kê chưa hết được), kinh tế phi chính thức, kinh tế tự cung tự cấp của các hộ gia đình, kinh tế bất hợp pháp, kinh tế ngầm thì chắc chắn quy mô này còn tăng lên.
Theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới, kinh tế không được quan sát này có những nước sau khi tính tăng lên 40 đến 50% so với GDP hiện nay.
Hiện nay, năng suất của chúng ta tuy tăng nhanh nhưng còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực có mấy nguyên nhân chính và định hướng như sau: Nguyên nhân chính của chúng ta trước hết là năng suất nội ngành thấp.
Thứ hai là chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực năng suất thấp sang năng suất cao là không tương thích.
Chậm nữa là chuyển dịch cơ cấu lao động sang các khu vực rất thấp. 40% lao động trong nông nghiệp mà chỉ tạo ra 15% GDP, do đó năng suất bình quân của ta thấp.
Sắp tới đây Chính phủ xây dựng đề án để nâng cao năng suất này, nhất là trong điều kiện cách mạng 4.0, có áp dụng tri thức, công nghệ, nâng cao năng suất lao động nội ngành, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Để thực hiện tốt vấn đề này, Chính phủ sẽ tập trung xử lý và tìm cách để giải quyết được 215.000 sinh viên và người lao động có trình độ đại học trở lên đang thất nghiệp.
Hai là sẽ phải tập trung giải quyết chăm lo cho số đầu vào. Số đầu vào ở đây tức là phân luồng mạnh để tập trung lực lượng lao động vào tuổi 15 để chuẩn bị theo hướng đó.
Ba là tập trung đào tạo và đào tạo lại số đang làm việc nhưng có nguy cơ mất việc, nguy cơ sa thải và đặc biệt ở ba lĩnh vực: giày da, dệt may, công nghệ.
TÂM HUỲNH (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin