Sẽ có động lực mới từ đề án cải cách tiền lương

01:05, 17/05/2018

Hội nghị Trung ương lần thứ 7 đã nhất trí ban hành Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương đã nhận được sự đồng tình của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CB.CCVC.NLĐ). 

Hội nghị Trung ương lần thứ 7 đã nhất trí ban hành Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương đã nhận được sự đồng tình của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CB.CCVC.NLĐ).

Trong một tâm thế phấn khởi, nhiều người hy vọng đề án này sẽ tạo ra một động lực mới khi mà tiền lương sẽ là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống cho người hưởng lương và gia đình họ.

Đề án cần ưu tiên nhiều hơn cho đội ngũ công nhân, những người không có phụ cấp chức vụ hoặc không có các khoản thu nhập khác ngoài lương.
Đề án cần ưu tiên nhiều hơn cho đội ngũ công nhân, những người không có phụ cấp chức vụ hoặc không có các khoản thu nhập khác ngoài lương.

Đáp ứng nguyện vọng của CB.CCVC.NLĐ

Phát biểu tại phiên bế mạc hội nghị Trung ương lần thứ 7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc cải cách chính sách tiền lương nhằm sớm xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước,

đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực.

Theo tinh thần của đề án này, tới đây tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống cho người hưởng lương và gia đình họ.

Những thông tin này đã nhận được sự đồng tình của CB.CCVC.NLĐ, bởi lẽ thời gian qua nguồn thu nhập từ lương chưa đảm bảo một cuộc sống tốt cho họ.

Hơn 14 năm công tác và hiện đang là cán bộ chuyên trách cấp xã, bà Nguyễn Thị Mộng Thùy- Phó Chủ tịch HĐND xã Tân Ngãi (TP Vĩnh Long) đang hưởng mức lương khoảng 4 triệu đồng/tháng. Mức lương như thế cũng gọi “dễ thở” hơn so với mức lương CB không chuyên cấp xã, bởi họ chỉ tầm khoảng 2 triệu đồng/tháng.

Theo bà Nguyễn Thị Mộng Thùy, đối với CB.CCVC, tiền lương chính là thu nhập chính, giúp cho bản thân và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt cần thiết.

Tuy nhiên, chính sách tiền lương hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập. Mức lương cơ sở mặc dù tăng hàng năm nhưng trung bình lương CB.CCVC vẫn rất thấp so với mặt bằng chung, không bảo đảm nhu cầu thiết yếu của đời sống.

Bà cho biết thêm, “tôi cảm thấy phấn khởi và kỳ vọng nhiều vào đề án cải cách tiền lương lần này. Để qua đó, CB.CCVC có chế độ tiền lương hợp lý, thực sự lương phải là nguồn thu nhập chính đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của gia đình;

để khi đến công sở làm việc, công chức, viên chức tận tâm phục vụ, nhiệt huyết với công việc, không vướng bận vào việc suy nghĩ cách kiếm thêm thu nhập từ nguồn khác”.

Theo một số CB.CC, chính sách tiền lương thời gian qua vẫn chưa tạo được động lực đủ mạnh cho người hưởng lương để phát huy tài năng và cống hiến, cũng như thu hút được nhân tài. Do đó, Đề án cải cách chính sách tiền lương để nâng cao đời sống cho CB.CCVC.NLĐ là đề án hết sức có ý nghĩa và cần thiết lúc này.

Anh Nguyễn Văn Hiếu- công chức Thương binh xã hội xã Hòa Hiệp (Tam Bình)- cho rằng: “Khi vào cơ quan nhà nước, chúng tôi luôn xác định đầu tiên phải đề cao trách nhiệm với công việc. Song, mức thu nhập hiện nay là chưa thỏa đáng.

Tôi đồng tình với đề án cải cách tiền lương lần này, Chính phủ có phương án tăng thu nhập cho CB.CC là cơ sở để khích lệ họ yên tâm công tác, cống hiến lâu dài cho địa phương”.

Gắn với những cải cách có liên quan

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, việc cải cách chính sách tiền lương lần này phải gắn liền với cải cách hành chính, đổi mới, tinh giản,

nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp công lập và đẩy mạnh triển khai thực hiện các đề án đổi mới, cải cách trong các lĩnh vực có liên quan khác.

Và một trong những điểm đáng lưu ý là đối với khu vực doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng để bảo vệ NLĐ yếu thế.

Làm ở công ty được 3 năm, chị Lê Thị Bé Sáu- công nhân Công ty TNHH Tỷ Xuân- có thu nhập hiện tại 3,6 triệu đồng, còn tăng ca mỗi tháng thu nhập tầm 5,5 triệu đồng (có cộng thêm tiền có con nhỏ 100.000 đ/tháng). Chồng làm thợ hồ nên cuộc sống vợ chồng chị cũng ổn định.

Chị Bé Sáu cho biết: “Tôi may mắn hoàn cảnh gia đình không thuộc dạng khó khăn, chứ có nhiều công nhân khác với mức thu nhập như thế chỉ đủ trang trải cho nhu cầu tối thiểu của bản thân. Để lo cho gia đình, tương lai, một số công nhân phải chi tiêu rất tằn tiện.

Chị mong Đảng, Nhà nước sớm cải cách chính sách tiền lương, ưu tiên nhiều hơn cho đội ngũ công nhân, những người không có phụ cấp chức vụ hoặc không có các khoản thu nhập khác ngoài lương”.

Theo ông Huỳnh Bá Long- Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, đối với lương công nhân thuộc khu vực III hiện nay khoảng trên 3 triệu cộng với các khoản phụ cấp khác là trên 4 triệu đồng.

Với thu nhập này, nếu so với thời giá hiện nay thì vẫn còn khó khăn và công nhân phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý mới đảm bảo cuộc sống.

“Tôi đồng tình với đề án cải cách tiền lương lần này, nhưng qua theo dõi những lần trước đây, mỗi lần có kế hoạch tăng lương là có sự biến động về giá.

Do vậy, tôi nghĩ song song với đề án cải cách tiền lương Nhà nước cần có cơ chế kiểm soát về giá đảm bảo tính ổn định nhằm giúp người công nhân cũng như CB.CCVC có thể sống tốt từ tiền lương của mình”- ông nói.

Việc Trung ương nhất trí ban hành Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương đã nhận được sự đồng tình của CB.CCVC.NLĐ.

Trong một tâm thế phấn khởi, nhiều người hy vọng đề án này sẽ tạo ra một động lực mới khi mà tiền lương sẽ là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống cho người hưởng lương và gia đình họ.

Ông Trần Công Hiếu- Giám đốc Sở Nội vụ

Hiện nay mức thu nhập từ lương của một người có bằng ĐH ra trường có hệ số 2,34 nhân với mức lương cơ sở là 1,3 triệu tính ra khoảng trên 3 triệu đồng, chưa kể trong thời gian thử việc chỉ nhận 85% mức lương đó. Với giá cả hiện nay thì thu nhập của NLĐ có trình độ ĐH mới ra trường như thế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Theo tôi, muốn cải thiện được tiền lương thì nhất thiết phải sắp xếp lại bộ máy tổ chức và tinh giản biên chế. Vấn đề này Trung ương đã chỉ đạo quyết liệt và tỉnh cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đang gấp rút thực hiện chủ trương này.

Ông Nguyễn Văn Giới- Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Thông tin Hội nghị Trung ương lần thứ 7 đã thông qua đề án cải cách tiền lương được CB.CCVC.NLĐ rất đồng tình, bởi lẽ thời gian qua với mức lương hiện tại chưa bảo đảm cuộc sống cho họ.

Tới đây, khi tiền lương đảm bảo được cuộc sống nó sẽ tạo động lực cho đội ngũ này an tâm công tác, tận tâm, tận lực cống hiến.

Theo tôi, việc tăng lương cần tính đúng, tính đủ đối với từng chức danh, vị trí công việc cũng như việc tái sản xuất sức lao động ở tất cả các lĩnh vực.

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy- chuyên viên nghiên cứu Văn phòng Huyện ủy Long Hồ

Tôi thấy rất phấn khởi và mong muốn sớm triển khai đề án này để tạo ra sự thay đổi căn bản giúp người lao động có thể sống được bằng lương.

Vì tiền lương đảm bảo cho cuộc sống sẽ tạo động lực cho NLĐ toàn tâm, toàn ý làm việc mà không phải lo lắng đến sự thiếu hụt, bấp bênh trong cuộc sống.

Đặc biệt, việc trả lương phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo sẽ mang đến sự công bằng cho NLĐ, tạo được động lực để NLĐ nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc.

Bài, ảnh: BÙI THANH- CẨM HUỆ

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh