Hai lần tôi tới viếng mộ Mác là ở hai thời điểm khác nhau, lần đầu vào những năm 90 của thế kỷ XX và lần sau là năm đầu của thế kỷ XXI. Trong khoảng thời gian này thế giới trải qua biết bao biến động mà đặc biệt là thời kỳ mà Liên Xô và Đông Âu tan rã.
Hai lần tôi tới viếng mộ Mác là ở hai thời điểm khác nhau, lần đầu vào những năm 90 của thế kỷ XX và lần sau là năm đầu của thế kỷ XXI. Trong khoảng thời gian này thế giới trải qua biết bao biến động mà đặc biệt là thời kỳ mà Liên Xô và Đông Âu tan rã.
Năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ đã nhanh chóng lan đến hầu hết các khu vực trên toàn cầu, kéo cả loài người vào vòng xoáy nguy hiểm.
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 phần nào làm chao đảo chính trường nước Mỹ, chủ nghĩa đơn cực mà Mỹ chủ xướng và muốn làm thống soái bị nhiều nước chỉ trích.
Có một nghịch lý là, đúng vào thời điểm mà người Mỹ và nhiều nước công nghiệp phát triển đang phải đương đầu với hậu quả của cuộc khủng hoảng thì ở nhiều quốc gia trên hành tinh, người ta lại nhắc đến Mác, theo đó các triết gia phương Tây lấy học thuyết Mác ra nghiên cứu, mổ xẻ vạch chiến lược phát triển nhằm thoát nhanh ra khỏi khủng hoảng.
Điều đó cũng chứng tỏ tính đúng đắn và sức sống mãnh liệt của học thuyết Mác mà không có một chủ thuyết nào của tư bản chủ nghĩa phủ nhận được.
Câu chuyện trên khiến cho tôi liên tưởng đến những lần được đến viếng mộ Các Mác ở thủ đô Luân Đôn hai lần và một lần về thăm quê hương ông, thành phố Trier (Đức).
Hai lần tôi tới viếng mộ Mác là ở hai thời điểm khác nhau, lần đầu vào những năm 90 của thế kỷ XX và lần sau là năm đầu của thế kỷ XXI. Trong khoảng thời gian này thế giới trải qua biết bao biến động mà đặc biệt là thời kỳ mà Liên Xô và Đông Âu tan rã.
Chủ nghĩa tư bản khi đó và các phần tử cơ hội được đà lên án Mác dữ dội, xuyên tạc học thuyết đúng đắn của ông, trắng đen nhiều người còn đang lẫn lộn, thế giới trầm luôn vào suy tư và phân cực.
Nhưng những gì mà Mác đã đóng góp cho nhân loại thì không thể phủ nhận được, các triết gia phương Tây vẫn đánh giá học thuyết của Mác là: "Công trình lớn nhất của nhân loại - loài người đứng trước học thuyết Mác như đứng trước một bức tường thành khổng lổ, nhiều đời sau còn phải nghiên cứu tìm hiểu nó".
Mộ Các Mác và gia đình (5 người nằm chung trong một ngôi mộ) nằm ở nghĩa trang Highgate là một nghĩa trang tư, có thời kỳ là tâm điểm của báo chí hai nước Anh - Đức. Chả là vào cuối năm 1989 bức tường Berlin sụp đổ, người ta nhắc tới Mác nhiều.
Người dân Đức thấy mộ của Mác nằm trong nghĩa trang Highgate tồi tàn, Thủ tướng Đức lúc đó; ông Helmut Kohl có nhã ý gửi 10.000 USD sang để tu sửa mộ Mác và gia đình.
Biết tin, bà Thatchơ - Thủ tướng nước Anh, người đồng nhiệm của ông Kohl lên tiếng phản đối và tuyên bố rằng: "Các Mác đã chọn nước Anh là nơi an nghỉ cuối cùng thì việc tu sửa phần mộ Mác là quyền và trách nhiệm của nước Anh, nước Anh không cần tiền của nước Đức".
Cũng nhờ lời qua tiếng lại của nguyên thủ hai quốc gia trên và áp lực báo chí của cả hai bên mộ phần của Mác đã được tu sửa khang trang với những tấm đá hoa cương đen bóng, thể hiện rõ tấm lòng thành kính, trân trọng Mác.
Kể từ ngày tu sửa (năm 1989) đến nay, phần mộ Mác ngày nào cũng có nhiều hoa, nhiều người thăm viếng, nhớ tới Mác một nhà khoa học chủ nghĩa cộng sản vĩ đại.
Ngưỡng mộ và muốn hiểu thêm về Mác, năm 2002 các bạn Việt kiều CHLB Đức đưa tôi về thăm quê hương Mác ở thành phố Trier, thăm ngôi nhà gia đình Mác đã sống nằm giữa trung tâm thành phố.
Tại đây, mọi đồ đạc và hiện vật trong nhà hầu như còn nguyên vẹn. Những chậu hoa bướm vàng đỏ vẫn được đặt trang trọng bên cửa sổ và dọc theo hành lang gác hai là một dãy hoa phăng xê khoe màu rực rỡ. Tham quan ngôi nhà mà ta có cảm giác gia chủ vẫn còn sống ở nơi đây.
Hỏi ra mới biết Đảng Xã hội Dân chủ (SPD), một trong hai Đảng lớn nhất cầm quyền ở CHLB Đức, là chủ nhân quản lý ngôi nhà này.
Trong nhà còn treo rất nhiều tranh ảnh, ký họa thời Mác còn sống, ảnh những cuộc họp Quốc tế cộng sản, các sách xuất bản của Mác viết và cả bản Tuyên ngôn Cộng sản xuất bản lần thứ nhất, thứ hai… ở thời Mác thì nền công nghiệp tư bản còn nhỏ bé và tích luỹ của chủ nghĩa tư bản cũng chưa được là bao, giao thông chưa phát triển.
Từ thành phố Trier quê Mác muốn đến được Berlin, người ta phải đi xe ngựa mất 5 ngày. Còn bây giờ từ Trier đến Berlin chưa đến nửa giờ bay.
Nhưng những gì Mác viết ra ở thời điểm đó về bản chất của tư bản chủ nghĩa, sự phát triển của nó và tiên đoán về những căn bệnh dẫn tới khủng hoảng của CNTB thì thật là thiên tài.
Ngôi nhà Mác ở Trier chỉ nằm trên khuôn viên rộng khoảng 200-300m2mà mỗi ngày có đến hàng chục ngàn người tới thăm.
Đặc biệt trong cuốn sổ lưu niệm dành cho khách tham quan ghi cảm tưởng của mình, thấy có nhiều triết gia, nhiều nhà hoạt động văn hoá, chính trị nổi tiếng thế giới đã đến đây và tất cả đều ngưỡng mộ, có suy tư riêng về Mác.
Năm tháng và nhiều chuyện cũ rồi sẽ qua đi, nhưng chuyện viếng mộ Các Mác ở nghĩa trang Highgate ngoại ô thành Luân Đôn, chuyến tới thăm nhà Mác tại quê hương ông hãy còn đầy ấn tượng trong tôi và tôi nghĩ rằng nhân loại sẽ còn phải học những gì về Mác, nhắc và bàn luận đến Mác nhiều hơn, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi thế giới tư bản chủ nghĩa đang lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế mới.
Và để góp phần thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gần đây nhiều nước công nghiệp phát triển ở phương Tây, theo đơn đặt hàng của nhiều địa chỉ, nhiều nhà xuất bản đã cho tái bản nhiều tác phẩm của Mác.
Hy vọng từ nội dung các tác phẩm kinh điển ấy sẽ tìm ra bài thuốc cứu nguy cuộc khủng hoảng đang lan rộng ra toàn cầu.
Nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế toàn cầu đang rơi vào vòng xoáy nguy hiểm thì chắc chắn học thuyết của Mác về chống chủ nghĩa tư bản độc quyền, đơn cực mà Mỹ là quốc gia chủ xướng sẽ được các triết gia tư bản đem ra bàn luận, mổ xẻ để lập lại một trật tự kinh tế mới với thế giới đa cực, công bằng và cùng phát triển.
Theo Đỗ Khánh Toàn/ CAND online
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin