Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật An ninh mạng.
Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật An ninh mạng.
Đóng góp tại phiên thảo luận, đa số đại biểu cho rằng cùng với quá trình hội nhập quốc tế phát triển công nghệ thông tin, việc thông qua Luật An ninh mạng tại kỳ họp lần này là rất cần thiết.
Đóng góp thêm cho dự án luật, với quy định tổ chức nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, đại biểu cho rằng quy định như trên sẽ hữu ích nhằm kiểm soát dữ liệu người dùng, phục vụ điều tra, ngăn chặn, phòng chống tội phạm, chống xuyên tạc, phản động.
Tuy nhiên, quy định đó cần xem xét cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và mối quan hệ hiện nay cũng như những cam kết của Việt Nam với nước ngoài và pháp luật quốc tế.
Đại biểu đề nghị luật cần quy định thêm về các điều kiện kinh doanh, hoạt động, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ về an ninh mạng nhằm tạo hành lang pháp lý để khuyến khích các tổ chức đó tham gia vào dịch vụ an ninh mạng,
đồng thời cũng có cơ sở pháp lý và chế tài để xử lý những vi phạm do các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực dịch vụ an ninh mạng.
Luật cần quy định rõ điều cấm, doanh nghiệp và công dân kể cả chủ thể nước ngoài không được quyền xâm phạm đến an ninh chủ quyền quốc gia, trong đó có các quyền cơ bản của công dân, quyền của doanh nghiệp, quyền của các chủ thể trong xã hội.
Về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, cần phải rà soát kỹ để làm sao đảm bảo tính khả thi, đặc biệt tránh việc quy định chung chung, quá mở rộng phạm vi thực hiện các biện pháp bảo vệ về an ninh mạng gây ảnh hưởng đến quyền con người, quyền của người dân, doanh nghiệp.
TÂM- HUỲNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin