Một đơn vị phải cung ứng nhiều dịch vụ công cùng loại

09:01, 11/01/2018

Thực hiện Nghị quyết số 19 Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã ban hành Chương trình hành động số 23 để cụ thể hóa nghị quyết này, nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL).

Thực hiện Nghị quyết số 19 Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã ban hành Chương trình hành động số 23 để cụ thể hóa nghị quyết này, nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL).

Theo lộ trình, Nhà nước chuyển cơ chế thu một phần viện phí sang cơ chế giá dịch vụ y tế, tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và có cơ chế giá, cơ chế đồng chi trả.
Theo lộ trình, Nhà nước chuyển cơ chế thu một phần viện phí sang cơ chế giá dịch vụ y tế, tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và có cơ chế giá, cơ chế đồng chi trả.

Đã giảm được 50 đơn vị SNCL

Theo Chương trình hành động số 23 của Tỉnh ủy, hoạt động các đơn vị SNCL của tỉnh góp phần to lớn cho mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân và xã hội.

Hiện nay, các đơn vị này đã đáp ứng cơ bản nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân cả về loại hình, số lượng và chất lượng dịch vụ, thực hiện giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy hội nhập quốc tế.

Tính đến nay, tổng số đơn vị SNCL của tỉnh là 609 đơn vị, trong đó có 5 đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; 108 đơn vị trực thuộc sở, ngành tỉnh và 496 đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện, giảm 50 đơn vị sự nghiệp so với năm 2015 với tổng chỉ tiêu biên chế được giao là 20.271 biên chế (trong đó có 106 biên chế hội).

Về thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đặc thù tỉnh Vĩnh Long có diện tích nhỏ, kinh tế phát triển chưa cao nên hầu hết các đơn vị SNCL có nguồn thu ít, ngân sách nhà nước phải đảm bảo hầu hết các nguồn chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp.

Thực hiện Nghị định số 22 của Chính phủ, sắp xếp lại đơn vị SNCL, hiện nay toàn tỉnh có 22 đơn vị tự chủ hoàn toàn chiếm 3,61%; 30 đơn vị tự chủ một phần chiếm 4,93%; còn lại 557 đơn vị sự nghiệp, chiếm 91,46%, ngân sách đảm bảo toàn bộ hoạt động trên tinh thần khoán chi thường xuyên.

Đánh giá về kết quả thực hiện, ông Lê Quang Trung- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, về công tác sắp xếp tổ chức, giảm biên chế, tỉnh đã giảm được 50 đơn vị SNCL và giảm 446 biên chế sự nghiệp so với trước khi thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW.

Nhân lực của các đơn vị từng bước được kiện toàn và nâng cao về chất lượng, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa… cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

NMột hạn chế hiện nay là nhiều đơn vị SNCL hoạt động hiệu quả không cao, còn trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước. Nguồn tài chính của phần lớn đơn vị SNCL thuộc lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế còn phụ thuộc vào nguồn kinh phí ngân sách cấp, dẫn đến nguồn lực để chi thu nhập tăng thêm cho viên chức, đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực phát triển hoạt động sự nghiệp còn hạn chế.

Đến năm 2021, giảm 10% đơn vị SNCL

Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác sắp xếp tổ chức, giảm biên chế, nhưng Vĩnh Long cũng còn một số hạn chế nhất định cần phải quyết tâm khắc phục trong thời gian tới.

Theo ông Lê Quang Trung, số lượng đơn vị SNCL tuy có giảm nhưng vẫn còn thành lập nhiều đơn vị sự nghiệp mới, mạng lưới đơn vị sự nghiệp tuy phù hợp theo ngành, lĩnh vực nhưng vẫn có sự trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; biên chế sự nghiệp có giảm nhưng chưa có giải pháp và lộ trình cụ thể để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.

Theo Chương trình hành động số 23 của Tỉnh ủy, trong thời gian tới tỉnh sẽ tổ chức sắp xếp lại toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị SNCL, bảo đảm tinh gọn, cơ cấu hợp lý, nâng cao năng lực tự chủ, giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công.

Giảm đầu mối, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. Giảm mạnh tỷ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị SNCL, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương, nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị SNCL.

Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công.

Theo đó, đến năm 2021, tỉnh phấn đấu giảm tối thiểu 10% đơn vị SNCL và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015.

Cơ bản chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị SNCL (trừ những đơn vị đã bảo đảm tự chủ tài chính). Phấn đấu có 6% đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính (tương ứng với 31 đơn vị, hiện nay tỉnh có 14 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên), giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị SNCL so với giai đoạn 2011- 2015.

Hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần (trừ các bệnh viện và trường học)…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh- Lê Quang Trung cũng lưu ý, tới đây việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị SNCL của từng ngành, lĩnh vực theo nguyên tắc: Không thành lập mới các đơn vị SNCL, trường hợp cần thiết phải thành lập mới đơn vị SNCL, thì đơn vị đó phải bảo đảm tự chủ toàn bộ về tài chính. Một đơn vị SNCL có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.

Ngoài ra, sẽ cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị SNCL hoạt động không hiệu quả, đẩy mạnh xã hội hóa, chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác đủ điều kiện thành công ty cổ phần.

Đến năm 2025, tỉnh tiếp tục giảm tối thiểu 10% đơn vị SNCL (giảm 59 đơn vị) và 10% biên chế sự nghiệp (giảm 1.865 biên chế) hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021; phấn đấu có tối thiểu 10% đơn vị tự chủ tài chính (50 đơn vị); tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị SNCL so với giai đoạn 2016- 2020.

 

Đến năm 2030, tiếp tục thực hiện việc giảm đầu mối, phấn đấu chỉ còn các đơn vị SNCL chỉ phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.

 

Giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025; giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021- 2025.

 

Bài, ảnh: BÙI THANH

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh