Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã gây chấn động lớn trong dư luận không chỉ ở nước Mỹ mà trên toàn thế giới. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968, hãng tin Sputnik của Nga đã có bài nhận định.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã gây chấn động lớn trong dư luận không chỉ ở nước Mỹ mà trên toàn thế giới. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968, hãng tin Sputnik của Nga đã có bài nhận định.
Nữ sinh của Đại học California - Berkeley (Mỹ) biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam năm 1968 Ảnh: History.com |
50 năm trước, vào ngày 30-1-1968, trong dịp Tết Nguyên đán, Quân đội Nhân dân Việt Nam và lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã phát động chiến dịch quân sự chiến lược quy mô lớn nhất thời bấy giờ ở phía Nam đất nước.
Họ đã phải đương đầu với hơn nửa triệu quân Mỹ và đội quân với 1 triệu người của chính quyền Sài Gòn. Đối phương đã có lợi thế về mặt quân số, hơn nữa đã sở hữu máy bay và pháo binh hạng nặng.
Các chính trị gia Mỹ ngay lập tức tuyên bố cuộc tổng tấn công bị thất bại. Đây cũng là cách đánh giá của trung tướng Phillip Davidson, tác giả cuốn sách “Việt Nam chiến sử 1946-1975” (Vietnam at war The History 1946-1975) đã được xuất bản năm 1988.
Trong những năm 1968-1969, ông Davidson là Giám đốc cơ quan tình báo Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Hai mươi năm sau, ông tuyên bố với vẻ hoang mang rằng, ở Việt Nam, Hoa Kỳ đã thắng tất cả các trận đánh nhưng đã thua cuộc chiến.
Tuy nhiên, liệu có thể nói rằng Hoa Kỳ đã giành phần thắng trong cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968? Nhà sử học Nga, giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Trường Đại học Quốc gia St.Petersburg, hoàn toàn không đồng ý với ý kiến đó.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Kolotov nói: “Cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 làm rung chuyển bộ máy quân sự của Mỹ, giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn khi đó được xem như một tảng đá nguyên khối không thể bị phá vỡ.
Đòn tấn công là mạnh đến mức tảng đá nguyên khối khét tiếng đã bị nứt và sau một vài năm đã tan rã hoàn toàn.
Cuộc tổng tấn công năm 1968 đã chứng minh rằng, nhân dân Việt Nam không bao giờ chấp nhận sự chia cắt đất nước, dù phải trả bất cứ giá nào, nhân dân Việt Nam sẽ chiến đấu để giành được sự thống nhất, tự do và độc lập của Tổ quốc. Quy mô của cuộc tổng tấn công đã làm rung chuyển bộ máy quân sự Mỹ và chính quyền Hoa Kỳ”.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đã kéo dài 8 tháng. Chỉ riêng trong tháng đầu tiên, trong quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn có 45.000 người thương vong.
Chưa đầy một tháng sau khi bắt đầu cuộc tổng tiến công, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara tuyên bố từ chức. Một tháng sau, khi làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam rầm rộ trong nước Mỹ, Tổng thống Lyndon Johnson đã từ bỏ ý định tái tranh cử Tổng thống.
Mỹ đã ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề xuất sáng kiến tổ chức cuộc đàm phán; từ chối kế hoạch tăng quân số ở miền Nam thêm 200.000 binh sĩ và rút khỏi Sài Gòn.
Vào tháng 4 - 1969, tân Tổng thống Mỹ Nixon đã công bố nội dung chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, vào tháng 6, Mỹ đã bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam.
Nỗ lực cuối cùng của Mỹ nhằm bắt Việt Nam phải quỳ gối cũng đã thất bại: mùa Giáng sinh năm 1972, không quân Mỹ đã ném bom rải thảm xuống các thành phố miền Bắc Việt Nam, trong chiến dịch đó không quân Hoa Kỳ đã mất 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay ném bom chiến lược B-52.
Ngày 30/12/1972, Hoa Kỳ đã từ chối tiếp tục cuộc không chiến và chưa đầy một tháng sau đó Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết.
“Và năm 1975 đã đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Nếu không có những trận đánh quyết định của Xuân Mậu Thân 1968 thì không thể đạt được Đại thắng ngày 30/4”, Giáo sư Kolotov tin chắc như vậy.
Sự chấn động sau chiến thắng Mậu Thân được thể hiện sâu sắc qua những trang báo, những ấn phẩm lúc bấy giờ và cả sau này. Hãng thông tấn Reuters ngày 3-2-1968 đưa tin: “Quy mô và tính chất ác liệt của các trận tiến công phối hợp ở Sài Gòn và các trung tâm quan trọng khác tại miền Nam Việt Nam làm cho Mỹ và các nước đồng minh rất đỗi kinh ngạc”. Tờ The Guardian viết: “Người ta không thể tin là một sự kiện như thế lại có thể xảy ra”. Tờ The Observer mỉa mai “Đối với Mỹ chỉ có một việc dễ dàng duy nhất là rút khỏi Việt Nam, rút càng nhanh chừng nào càng hay chừng ấy”. Không chỉ báo chí nước ngoài lên tiếng mà cả những tờ báo danh tiếng tại Mỹ cũng có những nhận định chua chát. Tờ Washington News viết: “Các cuộc tiến công ồ ạt, táo bạo của họ ngày 31/1 là một điều đáng kinh ngạc. Mỹ đã phải dùng máy bay lên thẳng đổ bộ xuống nóc nhà sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đang mù mịt trong khói đạn để giành lại ngôi nhà bị chiếm trong 6 giờ liền. Chỉ riêng cảnh tượng đó cũng đủ để xóa tan những nhận định lạc quan trước đó của Chính phủ Tổng thống Johnson”. Tờ Time nhận xét “Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam nói rằng đây là chiến thắng, nhưng thực chất nó chỉ là chiến thắng trống rỗng”, “… Cuộc tiến công thậm chí còn khiến công luận Mỹ nhận ra rằng, cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở Việt Nam là hành động vô cùng dại dột”… Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Johnson, Tướng Maxwell D.Taylor còn khẳng định: “Những trận tiến công đã được báo chí Mỹ tường thuật và làm cho phần lớn dân chúng Mỹ cùng một số quan chức kinh hoàng. Phải rất lâu họ mới hoàn hồn và trong một số trường hợp, sự hoàn hồn đó mãi mãi không bao giờ được khôi phục lại hoàn toàn”. |
Theo SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin