Sau 3 năm thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH), góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Sau 3 năm thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH), góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Những nội dung giám sát thường gắn với các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, liên quan đến quyền, lợi ích của các tầng lớp nhân dân. |
Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể
Theo bà Trương Thị Mai- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Quyết định số 217 và Quyết định số 218 về GS, PBXH và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội (CTXH) được Bộ Chính trị (khóa XI) ban hành nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006).
Việc ban hành 2 quyết định này vừa là yêu cầu của Đảng, vừa là nguyện vọng của nhân dân nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ, các đoàn thể CTXH, nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát huy dân chủ xã hội.
Kể từ khi có các quyết định này, chủ trương của Đảng đã được hiện thực hóa, hoạt động GS, PBXH được triển khai cụ thể, từng bước mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao vị thế, vai trò, quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, của các đoàn thể CTXH trong việc thực hiện chức năng đại diện cho lợi ích, nguyện vọng của nhân dân.
Qua 3 năm, MTTQ và các đoàn thể các cấp đã chọn những vấn đề gắn với các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của các tầng lớp nhân dân.
Cụ thể như quy chế dân chủ trong huy động nội lực của nhân dân để xây dựng nông thôn mới; tổng rà soát việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng; chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm…
Điển hình như giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, qua rà soát trên 2 triệu người, phát hiện 86.201 đối tượng hưởng chưa đầy đủ chính sách (chiếm 4,16%); 1.872 đối tượng hưởng sai chính sách, đã kiến nghị điều chỉnh kịp thời.
Về cơ chế phản biện, bước đầu MTTQ và các đoàn thể CTXH đã xác lập mối quan hệ với các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền (chủ thể nhận sự phản biện).
Theo đó, một số cơ quan có thẩm quyền hoạch định chủ trương, chính sách đã chủ động gửi dự thảo đề án tới MTTQ và các đoàn thể để tranh thủ ý kiến, cung cấp thông tin liên quan đến đề án.
Cách làm này đã nêu được quan điểm của MTTQ và phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân đối với quá trình ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật của các cơ quan, chính quyền.
Thực hiện Quyết định 218, các địa phương thực hiện nhiều hình thức góp ý trực tiếp, góp ý qua hòm thư đặt tại các trụ sở; tổ chức các buổi tọa đàm để tham gia góp ý trên các lĩnh vực, tổ chức tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, đối thoại giữa chính quyền và nhân dân… cách làm này đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố niềm tin của dân đối với Đảng, Nhà nước.
Giám sát của nhân dân là giám sát toàn diện
Tại hội nghị trực tuyến tổng kết 3 năm thực hiện 2 quyết định này, nhiều đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp để hoạt động GS, PBXH thời gian tới đạt hiệu quả hơn.
Theo đó, cấp ủy chính quyền địa phương phải quan tâm đúng mức đến công tác GS, PBXH của MTTQ và các đoàn thể. Ngoài ra, Trung ương cần xây dựng và sớm ban hành cơ chế, các quy định cụ thể để MTTQ và các đoàn thể CTXH thực hiện chức năng GS, PBXH.
MTTQ cần phải xây dựng lực lượng cán bộ và các chuyên gia có phẩm chất chính trị vững vàng, giỏi chuyên môn, hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm vận động quần chúng, đặc biệt có bản lĩnh vững vàng trong GS, PBXH.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân- Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam- cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, số đối tượng được giám sát ngày càng tăng lên nhưng bộ máy quản lý nhà nước không thể tăng tỷ lệ thuận với kinh tế thị trường, nên lực lượng đông đảo để tham gia giám sát chính là nhân dân và các tổ chức CTXH.
Những vấn đề lớn của xã hội, bộ máy của Đảng, Nhà nước chỉ giám sát được một số lượng không lớn, còn giám sát toàn diện chính là phải thông qua người dân và tổ chức
của mình.
Theo đó, việc đảm bảo ý kiến người dân được lắng nghe chính là việc thông qua giám sát, phản biện, đây chính là yêu cầu có tính chất chính trị của hệ thống. Như vậy, Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị vừa phản ánh về khoa học quản lý vừa phản ánh yêu cầu thể chế chính trị của đất nước.
Muốn làm được điều này, lãnh đạo Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức thành viên các cấp phải thấy được quyền và trách nhiệm của mình đối với đất nước.
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, trong cơ chế chính trị hiện nay, việc giám sát, phản biện đóng vai trò quan trọng. MTTQ và các đoàn thể CTXH và nhân dân phải có quyền, trách nhiệm tham gia đóng góp xây dựng Đảng và chính quyền.
Nếu chỉ dựa vào bộ máy kiểm tra, thanh tra chuyên trách của chính quyền các cấp thì việc kiểm tra giám sát không thể được thực hiện đầy đủ đến các đối tượng liên quan đến cuộc sống người dân và các hoạt động kinh tế- xã hội.
|
Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, 3 năm qua, nếu không có quyết tâm chính trị của Đảng, của MTTQ và các đoàn thể CTXH thì không có trên 56.000 cuộc giám sát. 56.000 cuộc giám sát là 56.000 lần MTTQ và các đoàn thể CTXH thể hiện sự quan tâm tới lợi ích của dân thông qua 56.000 bản kiến nghị gửi tới các cơ quan liên quan và tổ chức được giám sát.
Đồng thời đã có hơn 30.000 ý kiến phản biện của người dân gửi đến chính quyền các cấp; hơn 90.000 cuộc đối thoại giữa nhân dân với chính quyền các cấp thông qua MTTQ và các đoàn thể CTXH.
Kết quả 178.000 lần tổ chức giám sát, phản biện, đối thoại trong 3 năm qua đã thể hiện tính xã hội và là kết quả quan trọng đối với hoạt động của đất nước. |
Bài, ảnh: THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin