Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời tốt đẹp. Mỗi lần tết đến xuân sang, trong những ngày thiêng liêng nhất của năm thường nhớ đến người xưa, những vị anh hùng dân tộc đã có công dựng nước với tấm lòng sùng kính biết ơn.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời tốt đẹp. Mỗi lần tết đến xuân sang, trong những ngày thiêng liêng nhất của năm thường nhớ đến người xưa, những vị anh hùng dân tộc đã có công dựng nước với tấm lòng sùng kính biết ơn.
Nhân năm Đinh Dậu 2017 đến, chúng ta hãy cùng nhau lần theo lịch sử, ôn lại đôi điều về một chiến công hiển hách của dân tộc ta vào cuối năm Thân đầu năm Dậu 1789, trong đó có liên quan đến chiếc bánh chưng ngày tết.
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Bác Hồ trở về Thủ đô. Vào dịp Tết Nguyên đán, Tết cổ truyền của dân tộc, năm nào cũng vậy, Người dành thời gian quý báu đi thăm đồng bào, chiến sĩ và trồng cây lưu niệm.
Cây đa thứ nhất Bác trồng ngày 11/1/1960 tại Công viên Bảy Mẫu (Hà Nội), sau này là Công viên Thống Nhất.
Tết năm 1965, Bác ưu tiên trồng 2 cây đa cho Hà Nội. Cây thứ nhất Bác trồng ở địa phận thôn Thiên Hội (xã Đông Hội, huyện Đông Anh), cạnh đường rẽ vào đền Cổ Loa thờ An Dương Vương. Cây thứ hai Bác trồng ở Hợp tác xã Phú Diễn (Từ Liêm). Lần trồng cây này, nói chuyện với cán bộ và nhân dân địa phương, Bác căn dặn: “Trồng cây nào phải tốt cây ấy”.
Mỗi lần Bác đi thăm đồng bào, chiến sĩ và trồng cây lưu niệm, đồng chí Vũ Kỳ là thư ký riêng của Bác luôn được đi theo. Đồng chí có những kỷ niệm khó quên. Tết ấy, Bác về thăm và chúc tết nhân dân một xã ở ngoại thành Hà Nội.
Theo kế hoạch, cán bộ xã chuẩn bị một cây đa nhỏ để Bác trồng lưu niệm. Cây đa nhỏ gốc bọc lá. Cầm cây đa, Bác ngắm một lúc, chợt ánh mắt Bác đăm đăm. Nhưng rồi Người vẫn đặt cây vào hố. Ra về, trước lúc lên xe, Bác gọi một đồng chí lãnh đạo địa phương, dặn riêng một điều gì đó.
Đoàn xe của Bác đi khuất, đồng chí cán bộ này mới gọi mấy đồng chí cán bộ xã đến cho biết: Bác dặn là phải tìm cây đa thật, cho vào thay “cành đa” vừa trồng. “Cây phải có gốc, người phải có cội nguồn”.
Cán bộ xã sững người, không ngờ Bác đã phát hiện ra. Các đồng chí trình bày: được tin Bác về quá gấp bèn bàn nhau tạm chặt một cành đa, bó lại làm cây rồi sau đó tìm cây đa thật “bí mật” trồng lại.
Nào ngờ không qua được cặp mắt tinh tường của Bác. Bác thật độ lượng, khoan dung, tế nhị giữ cho không khí xuân, không khí tết khỏi mất vui.
Tết Kỷ Dậu (1969) dù sức khỏe yếu, Bác vẫn có chương trình đi chúc tết, về thăm đồng bào xã Vật Lại, huyện Ba Vì (Hà Tây cũ). Bác Hồ trồng cây đa trên đồi Yên Bồ, cây đa này là cây đa cuối cùng Bác trồng trước lúc đi xa.
Trồng cây đa xong thì đã trưa. Bác hỏi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy: “Thế bây giờ các chú có mời Bác ăn tết không?” Đồng chí reo lên vui vẻ: “Thưa Bác, có ạ… Thưa Bác, chúng cháu xin mời Bác ạ!” Bác nói: “Nhưng thôi, cám ơn các chú, Bác không ăn. Các chú phục vụ đã lo cơm cho Bác rồi.
Bây giờ Bác mời Bí thư, Chủ tịch ăn cơm với Bác và đồng chí Nguyễn Lương Bằng ở đây. Chú Kỳ và chú Cẩn thì vào ăn cơm với xã. Chú Kỳ sẽ nói rõ lý do vì sao Bác không đến ăn cơm của các chú”.
Lý do mà đồng chí Kỳ cho biết là có một lần Bác về thăm một địa phương, tỉnh mở tiệc rất tốn kém tiền bạc của công. Vì thế sau này Bác đi công tác, Bác nhắc các đồng chí phục vụ chuẩn bị sẵn thức ăn cho Bác.
Bữa cơm trưa ngày mồng một tết năm ấy của Bác dưới tán cây trên đồi Yên Bồ (xã Vật Lại) có đồng chí Nguyễn Lương Bằng, cháu Lộc- con đồng chí Nguyễn Hữu Thọ- và 3 đồng chí cán bộ chủ chốt của tỉnh. Mọi người ngồi trên chiếc chiếu trải trên thảm cỏ. Bữa cơm có đủ hương vị tết.
Bánh chưng, giò, thịt đông, dưa hành, súp nóng đựng trong phích. Mọi người được ăn tết với Bác rất vui vẻ, đầm ấm. Ăn xong, Bác ngả lưng nghỉ ngay trên chiếc chiếu dưới bóng cây. Bữa cơm ấy, bữa cơm buổi trưa ngày mồng một tết cuối cùng của Bác.
Những cây đa Bác trồng, kể từ cây đa Bác trồng đầu tiên năm 1960 đến nay, trên nửa thế kỷ đã trôi qua, tất cả đã xum xuê rợp bóng, tỏa bóng mát cho đời và lưu lại mãi mãi lời dạy của Người cho con cháu mai sau. l
QUỲNH LIÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin