Nói chỉ là ý tưởng, là lý luận. Làm là hành động, là thực tế. Nói đúng, trúng sau khi đã tổng kết thực tiễn, để tiếp tục vận dụng vào cuộc sống; cũng có kiểu nói suông, để thể hiện trình độ nhưng không giải quyết được vấn đề gì của thực tế hoặc nói nhưng không làm. Do đó, nói thì dễ, làm mới khó.
Nói chỉ là ý tưởng, là lý luận. Làm là hành động, là thực tế. Nói đúng, trúng sau khi đã tổng kết thực tiễn, để tiếp tục vận dụng vào cuộc sống; cũng có kiểu nói suông, để thể hiện trình độ nhưng không giải quyết được vấn đề gì của thực tế hoặc nói nhưng không làm. Do đó, nói thì dễ, làm mới khó.
Còn “nói là làm” thể hiện bản lĩnh của người nói, nhưng nói việc gì và làm cái gì cần phải xem xét trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm là một trong những đạo đức cách mạng. Nói thì phải làm thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm, chứng minh bằng kết quả công việc.
Nói phải đúng chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước. Làm cũng phải như nói, không được “nói một đằng làm một nẻo”.
Bác Hồ chăm sóc cây vú sửa Miền Nam (ảnh tư liệu) |
Trong kỳ họp lần thứ nhất Quốc hội khóa I, Bác Hồ đề nghị Quốc hội và đồng bào cả nước cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa để đem gạo đó cứu đói cho dân, và Bác đã thực hành trước.
Bác kêu gọi mọi người tiết kiệm, chống lãng phí, và suốt cuộc đời Bác là tấm gương tiết kiệm, chống lãng phí. Bác kêu gọi “Vì lợi ích mười năm trồng cây”, Chiến khu Tân Trào có cây đa che bóng, quanh nhà sàn làm việc của Bác rợp cây xanh.
Từ ngày 25/5/1987 đến 28/9/1990, Báo Nhân dân có chuyên mục “Những việc cần làm ngay” của N.V.L.
Nội dung các bài viết được xem là một trong những nhân tố quan trọng thực hiện chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trong đó tư tưởng xuyên suốt của các bài viết là “cần đưa các nhân tố mới lên lấn dần tiêu cực, nhưng đồng thời phải quyết liệt chống tiêu cực thì nhân tố mới mới thật sự có chỗ đứng, giống như có nhổ sạch cỏ dại, diệt sâu rầy thì lúa mới mọc lên vậy”.
Tác động các bài viết của N.V.L đã khắc phục cơ bản tình trạng nói không đi đôi với làm; phá vỡ thành trì của “sự im lặng đáng sợ”: không nói, không làm.
Hiện nay, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đa số nhân dân không chỉ “nói đi đôi với làm” mà còn “nói là làm”.
Trong công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của nhà nước, tập hợp nhân dân của các đoàn thể, nhiều giải pháp, ý tưởng được thực hiện, mang lại hiệu quả, từ những công trình, chương trình mục tiêu tầm cỡ quốc gia, khu vực, thế giới đến những đề án, dự án của địa phương.
Ở Đồng Tháp, hầu hết nông dân thay đổi tập quán sản xuất, gắn với qui luật cung - cầu của thị trường; nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư theo hướng vươn ra biển lớn.
Tuy nhiên, vẫn còn một số người nói chưa đi đôi với làm; nói một đằng, làm một nẻo hoặc chỉ nói mà không làm.
Bên cạnh đó có một thực trạng đáng báo động khi có người “nói là làm” những chuyện sai trái, trong đó thanh niên chiếm tỷ lệ không nhỏ, như tuyên bố bất hợp tác với chính quyền bằng những hành động cực đoan, tự thiêu sau khi đã đạt được số lượng người thích ý tưởng tự thiêu của mình trên mạng xã hội.
Thậm chí có người im lặng đáng sợ dưới hình thức mới: gởi thư mạo danh, nặc danh vu khống, tố cáo lãnh đạo với những chi tiết mà người ngoài không thể biết.
Nói đi đôi với làm, nhất là việc nói là làm cần được động viên, khuyến khích, phát huy, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân vì quyền lợi của cộng đồng, của Quốc gia, dân tộc; đồng thời phải phê phán, kiên quyết xử lý những người lạm dụng, lợi dụng tư tưởng cao cả về mối quan hệ Nói - Làm vì mục đích cá nhân.
Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nên chăng từ việc nói đi đôi với làm, nói là làm theo luật pháp và đạo đức xã hội, bắt đầu từ cán bộ, đảng viên.
Theo Đồng Tháp Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin