Chiều 12/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý các sở, ban, ngành liên quan vào dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Chiều 12/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý các sở, ban, ngành liên quan vào dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm 9 chương, 8 mục và 68 điều. Đa số các đại biểu thống nhất cao với dự thảo luật, cho rằng luật ra đời sẽ đảm bảo quyền sinh hoạt và hoạt động tôn giáo cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo; cho hoạt động của các tổ chức tôn giáo được chặt chẽ và minh bạch hơn.
Đồng thời, tán thành tên gọi của luật là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vì tên gọi này cũng phù hợp và có tính kế thừa các văn bản của Đảng cũng như hệ thống pháp luật có liên quan.
Một số ý kiến đề nghị nên điều chỉnh các từ ngữ trong dự thảo luật cho phù hợp với thực tế.
Trong khoản 1 Điều 21 cần nâng hoạt động tổ chức tôn giáo lên 10 năm trở lên kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng nhận đang ký hoạt động tôn giáo để cho tổ chức tôn giáo đó có thời gian ổn định nhiều mặt.
Điều 54 và Điều 55 cần thêm cụm từ “tổ chức tôn giáo” hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo.
Ngoài ra, các đại biểu còn cho ý kiến về việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo và một số vấn đề nêu trong dự thảo luật.
Dự kiến dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14.
Tin,ảnh: THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin