Trong phiên đóng góp dự thảo Luật Tín ngưỡng tôn giáo chiều 24/10, đại biểu Quốc hội Lưu Thành Công- đơn vị tỉnh Vĩnh Long cho rằng, dự thảo luật được trình lần này đã thể hiện khá rõ nét, bao quát các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong phiên đóng góp dự thảo Luật Tín ngưỡng tôn giáo chiều 24/10, đại biểu Quốc hội Lưu Thành Công- đơn vị tỉnh Vĩnh Long cho rằng, dự thảo luật được trình lần này đã thể hiện khá rõ nét, bao quát các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Nội dung dự thảo mang tính thực tiễn cao, cụ thể hóa được nội dung điều 24 của Hiến Pháp “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào, mọi tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”.
Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội Lưu Thành Công đề nghị cần sửa đổi một số điều để hoàn thiện thêm dự thảo luật. Cụ thể, tại điều 1 phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng đề nghị có thêm một khoản là khoản 3 quy định:
“Cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ không áp dụng quy định tại luật này”, vì nhà thờ dòng họ là cơ sở tín ngưỡng của một nhóm ít người không phải là tín ngưỡng chung của cộng đồng nên không đưa vào phạm vi điều chỉnh của luật này, tôi cho là phù hợp.
Tại điều 4 về trách nhiệm của MTTQVN ở khoản 1 dự thảo luật quy định “Tập hợp đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, tôi đề nghị bỏ cụm từ “và đồng bào không theo tín ngưỡng tôn giáo” vì đồng bào không theo tín ngưỡng tôn giáo là những công dân Việt Nam nằm trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã được quy định tại khoản 1 điều 12 của Luật MTTQ.
Do đó, không nhất thiết phải quy định cụm từ này vào trong luật, nếu đưa vào thì sẽ không đúng với phạm vi điều chỉnh của luật.
Cũng tại điều 4, khoản 2 đề nghị thay từ “nhân dân” bằng cụm từ “đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo”.
Bởi vì những người có đạo, có tín ngưỡng, tôn giáo thì mới am hiểu về các lĩnh vực thuộc đời sống tôn giáo mới có thể tham gia góp ý kiến, kiến nghị về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
Nếu chúng ta quy định nhân dân chung như thế thì sẽ không đúng với phạm vi điều chỉnh của luật và cũng không đúng với thực tiễn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.
Tại điều 56 việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo ở khoản 3 dự thảo luật quy định: “Cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo được hình thành từ nguồn đóng góp của cộng đồng nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng là tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng”.
Quy định như thế này tôi thấy nội hàm quá rộng, nhiều tổ chức tôn giáo chưa hài lòng. Vì trong thực tế tín đồ của tôn giáo nào thì họ chỉ đóng góp xây dựng cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo của tôn giáo họ theo mà thôi, chứ không phải mọi người trong cộng đồng đều đóng góp xây dựng cho tất cả các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo dù họ không phải là tín đồ của tôn giáo đó. Tôi đề nghị khoản này thu hẹp nội hàm, bỏ từ “cộng đồng” trong khoản này thay bằng từ “tín đồ”.
TÂM- HUỲNH (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin