Thảo luận về dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng dự thảo luật lần này có độ thông thoáng khi mở rộng quyền cho các tổ chức tôn giáo trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo
Thảo luận về dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng dự thảo luật lần này có độ thông thoáng khi mở rộng quyền cho các tổ chức tôn giáo trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo;
đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đối với cả người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù; đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam…
Một vấn đề mà đại biểu quan tâm là điều kiện thời gian để công nhận tổ chức tôn giáo vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay đã điều chỉnh khoảng thời gian này giảm từ 10 năm, theo dự thảo trình Quốc hội tháng 10/2015 xuống 5 năm.
Cụ thể, điều 21 của dự thảo Luật quy định: các tổ chức tôn giáo được công nhận khi hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 5 năm trở lên kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác vẫn đề nghị giữ nguyên thời hạn 10 năm như dự thảo trình Quốc hội tháng vào 10/2015. Giải trình thêm về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xem xét công nhận tổ chức tôn giáo giảm xuống 5 năm là phù hợp với yêu cầu thực tiễn của việc quản lý nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của các tổ chức tôn giáo (quy định hiện hành để xét công nhận là 23 năm).
TÂM- HUỲNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin