Cuộc chiến tranh phía Bắc 17/2/1979: Thảm bại của "Người khổng lồ chân đất sét"

07:03, 17/03/2016

Trung Quốc ("Người khổng lồ chân đất sét") đã mắc những sai lầm gì về mặt quân sự trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979?

Trung Quốc ("Người khổng lồ chân đất sét") đã mắc những sai lầm gì về mặt quân sự trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979?

Quân ta bắt sống xe tăng Trung Quốc khi họ hung hăng tràn sang Việt Nam.
Quân ta bắt sống xe tăng Trung Quốc khi họ hung hăng tràn sang Việt Nam.

Có thể nói một phần nguyên nhân thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đó là do Trung Quốc đã tiến hành một cuộc “chiến tranh phi nghĩa”, do sự mâu thuẫn trong tầng lớp lãnh đạo chính trị và quân sự và sự hoài nghi về mục đích của cuộc chiến trong binh lính Trung Quốc.

Những nguyên nhân đó được coi là những yếu tố có tác động gián tiếp đến sự thất bại của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Còn nguyên nhân trực tiếp là gì? Đó là những sai lầm trong tư tưởng tác chiến chủ đạo và những yếu kém về quân sự của quân đội Trung Quốc.

Đường lối tiến hành cuộc chiến tranh được Quân đội Trung Quốc lựa chọn là “triển khai 2 mũi tấn công lớn từ 2 hướng, tập trung quân số áp đảo toàn diện để bao vây quân địch từ 2 bên sườn, nhằm tiêu diệt từng bộ phận quân địch bằng những trận đánh hủy diệt lớn, theo phương thức đánh nhanh rút gọn”.

Chính vì nôn nóng áp dụng chính sách biển người nên Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã sai lầm trong xây dựng cơ cấu tổ chức, huy động lực lượng, và huy động tới lực lượng của 5 đại quân khu tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979.

 

Trong bài phát biểu tại hội nghị quân chính nội bộ ngày 16/3/1979 (sau khi rút quân về nước 1 tháng), Đặng Tiểu Bình đã chỉ trích gay gắt các quan chức chính quyền và các lãnh đạo quân đội về thất bại thảm hại của quân đội Trung Quốc: “Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là 5 đánh 1, 6 đánh 1. Chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí 6 đánh 1, 7 đánh 1…” nhưng “…thương vong của chúng ta gấp 4 lần so Việt Nam. Thần thoại của chúng ta đã bị hủy diệt” (ý nói về uy thế của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc).

 

Việc huy động quá nhiều lực lượng ở các vùng miền khác nhau dẫn tới tình trạng quân đồng bằng hoặc vùng núi phương Bắc không thành thạo chiến thuật tác chiến ở vùng rừng núi không quen điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng dẫn đến sức khỏe giảm sút, hiệu quả tác chiến không cao.

Chính định hướng chiến thuật biển người này cũng đã khiến tướng tá chỉ huy chiến trường của Trung Quốc mắc sai lầm trong triển khai các chiến dịch. Điển hình là Hứa Thế Hữu.

Theo kinh nghiệm chiến đấu của mình và dựa trên các bài bản chiến thuật của quân đội Trung Quốc, Hứa Thế Hữu đã đưa ra tư tưởng chỉ đạo cho cuộc chiến tranh là “ngưu đao sát kê” tức là “dùng dao mổ trâu để cắt tiết gà”, với nguyên tắc tác chiến gồm 3 điểm:

Một là, tập trung tấn công vào vị trí quan trọng nhưng phòng thủ sơ hở của đối phương. Hai là, sử dụng lực lượng và hỏa lực áp đảo (tiền pháo hậu xung) để đập tan hàng phòng ngự của địch tại những cứ điểm then chốt. Ba là, các đơn vị xung kích phải dốc sức nhanh chóng thọc sâu và tấn công theo tất cả các con đường dẫn đến sào huyệt kẻ thù.

Theo cách này, họ Hứa tin rằng, dưới sự chỉ huy của ông ta, quân Trung Quốc có thể xé nát hệ thống phòng thủ biên giới của Việt Nam, tiêu diệt mọi sự kháng cự, thọc sâu, bao vây, chia cắt và sau đó tiêu diệt chủ lực Việt Nam.

Hứa Thế Hữu đưa ra 3 nguyên tắc tác chiến này nghe có vẻ là đúng nhưng thực sự là một sai lầm chết người, khiến Trung Quốc nướng quân nhiều vô số.

 

Tính đến khi quân đội Trung Quốc đã rút chạy ngay sau Lệnh Tổng động viên của Việt Nam ngày 5/3/1979, để đối phó với lực lượng tấn công tới 60 vạn quân của Trung Quốc, lúc đó lực lượng phòng thủ biên giới của chúng ta chỉ có tổng cộng khoảng 7 vạn quân, còn chủ lực cơ bản là chưa kịp tham chiến.

(Còn tiếp)

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh