Các chuyên gia nhận định rằng, kể cả tình huống Trung Quốc có huy động không quân tham gia họ cũng không thể giành được phần thắng trước lực lượng quân sự Việt Nam, trong một cuộc chiến tranh thông thường. Nhận thức được điều đó, Trung Quốc cũng đã tỉnh táo để không leo thang chiến tranh.
[links()]
Các chuyên gia nhận định rằng, kể cả tình huống Trung Quốc có huy động không quân tham gia họ cũng không thể giành được phần thắng trước lực lượng quân sự Việt Nam, trong một cuộc chiến tranh thông thường. Nhận thức được điều đó, Trung Quốc cũng đã tỉnh táo để không leo thang chiến tranh.
Lễ công bố lệnh Tổng động viên ở Hà Nội ngày 5/3/1979. |
Có thể khẳng định được rằng, ngay cả trong trường hợp đợt tấn công trên toàn mặt trận biên giới diễn ra thuận lợi, Trung Quốc cũng không dám đánh xuống Hà Nội. Do đó, đến giai đoạn 2 của cuộc chiến, Việt Nam đã quyết định đưa thêm Sư đoàn 320B của Quân đoàn 1 lên biên giới.
Về phần Việt Nam vừa trải qua 30 năm chiến tranh liên tục (1945- 1975) với 2 cường quốc là Pháp và Mỹ. Mặc dù chiến thắng nhưng chúng ta cũng hao tổn rất lớn về nhân lực, vật lực và dự trữ quốc gia, mà phải hàng chục năm sau mới phục hồi được.
Nếu sử dụng đến không quân, Việt Nam có thể nhanh chóng đập tan sự tấn công của Trung Quốc ngay trong đợt đầu, nhưng điều đó rất có thể sẽ khiến Bắc Kinh cay cú và huy động tổng lực vào cuộc tấn công, khiến chiến tranh leo thang ngày một nguy hiểm hơn.
|
Theo một số nguồn tin của Trung Quốc, lực lượng tác chiến hỏa lực gồm: 6 trung đoàn xe tăng; 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không độc lập, với tổng số gần 800 xe tăng- thiết giáp (550 xe tăng), 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn. Ngoài ra, hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng yểm trợ phía sau. |
Việt Nam không sợ Trung Quốc nhưng hiểu được cái giá của một cuộc chiến lâu dài và khốc liệt nên không sử dụng đến lực lượng không quân rất mạnh của mình, nhằm không đẩy cuộc chiến tranh lên một cấp độ cao hơn, dài ngày hơn, với phạm vi rộng lớn hơn. Tuy nhiên, nếu quân địch vẫn ngoan cố đẩy mạnh chiến tranh, chúng ta sẽ buộc phải huy động lực lượng ngăn chặn quân địch.
Vào ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng công bố lệnh Tổng động viên toàn quốc để giáng đòn tiêu diệt quân xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đây cũng là ngày rút quân theo công bố ban đầu của Trung Quốc, cũng là thời điểm chủ lực Việt Nam đã lên biên giới.
Thực ra, không cần lệnh Tổng động viên, chỉ cần lực lượng chủ lực của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 cũng đủ sức quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Tuy nhiên, chúng ta muốn Trung Quốc biết rằng, người Việt Nam tuy không muốn chiến tranh nhưng nếu kẻ địch vẫn tiếp tục nổ súng xâm lược, họ sẽ phải trả giá rất đắt.
Cũng chính bởi lẽ đó, mặc dù các sư đoàn chủ lực của ta đã hợp vây các cụm quân lớn của Trung Quốc nhưng với tinh thần đại nhân, đại nghĩa, chúng ta đã cho phép quân xâm lược được về nước theo một hành lang an toàn- đúng như cái cách quân xâm lược phương Bắc ngàn năm nay đã từng thảm bại trở về từ Việt Nam.
Cùng với việc chủ lực của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 đã lên biên giới, lệnh Tổng động viên là cú đòn quyết định khiến Trung Quốc phải vội vã tuyên bố rút lui, sau 18 ngày tiếng súng của Trung Quốc vang lên ở biên giới phía Bắc Việt Nam.
|
Để thực hiện kế hoạch tác chiến theo kiểu “Biển người”, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng khổng lồ gồm 10 tập đoàn quân chủ lực (1 tập đoàn quân làm nhiệm vụ dự bị) và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn bộ binh), thuộc 5 đại quân khu.
Tổng số quân do Trung Quốc huy động vào khoảng 620.000 quân, trong đó có hơn 300.000 quân chủ lực, được coi là thiện chiến nhất khi đó, núp dưới danh nghĩa bộ đội địa phương. Ngoài ra, còn khoảng hơn 300.000 dân binh, thuộc lực lượng quân dự bị.
Ngoài lực lượng quân chính quy, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính quy phục vụ cho chiến dịch. Theo số liệu công khai, chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động.
Đội quân này được sự yểm trợ của gần 800 xe tăng, xe bọc thép, trọng pháo đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam (từ Tây Bắc sang Đông Bắc, theo tuyến biên giới là Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh), chạy từ điểm Tây Bắc là Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến điểm Đông Bắc ở Pò Hèn (Quảng Ninh). |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin