Kỳ 2: Việt Nam- mô hình thành công đặc biệt

05:01, 29/01/2016

Đại hội XII của Đảng đã nhận được điện mừng chúc mừng từ 242 chính đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế. Các vị đại sứ, đại biện, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cũng tới dự khai mạc. Đồng thời, còn có hơn một trăm nhà báo quốc tế đến đưa tin về Đại hội.

Đại hội XII của Đảng đã nhận được điện mừng chúc mừng từ 242 chính đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế. Các vị đại sứ, đại biện, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cũng tới dự khai mạc. Đồng thời, còn có hơn một trăm nhà báo quốc tế đến đưa tin về Đại hội.

NewFolder49.zip

Các đại biểu Đoàn Vĩnh Long với Thường trực Ban Bí thư khóa XI Lê Hồng Anh, 
Đại tướng Trần Đại Quang- Bộ trưởng Bộ Công an.

Tất cả đều bày tỏ tình cảm chân thành và mong muốn Đại hội thành công, Đảng ta lãnh đạo, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Bởi “nền chính trị Việt Nam, với Đảng Cộng sản là chính đảng duy nhất cầm quyền, là một mô hình thành công đặc biệt”.

Mở rộng hợp tác, đối ngoại theo “kênh Đảng”

Trong tham luận tại Đại hội, ông Hoàng Bình Quân- Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương- đã nói: “Sự khác biệt về ý thức hệ không còn là cản trở đáng ngại. Các đảng chính giới các nước ngày càng hiểu chúng ta hơn. Mong muốn hợp tác, tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam”.

Với sự thuận lợi này, Đảng đã chủ động tham gia có trách nhiệm các diễn đàn, nhờ đó vận động hiệu quả các vấn đề liên quan đến quốc tế, đặc biệt là vấn đề biển Đông.

Trong nhiệm kỳ qua, Đảng đã chủ động mở rộng tăng cường với các chính Đảng trên thế giới. Bao gồm 228 chính Đảng ở 112 nước, theo các nhóm: các Đảng cầm quyền ở Lào, Campuchia, Trung Quốc, Cu Ba, Triều Tiên. 

Với nhóm chính đảng này, mối quan hệ có vai trò tăng cường hợp tác song phương chính trị, thực hiện các chuyến thăm quan trọng cấp cao.

Đối với các Đảng cộng sản công nhân các nước, đã duy trì tốt, tạo được sự ủng hộ bảo vệ đất nước là lực lượng hậu thuẫn chính trị với Việt Nam, ủng hộ nhiều quan điểm của Việt Nam nhất là biển Đông. Ngoài ra, Đảng còn có quan hệ với 56 đảng cầm quyền và 39 đảng tham chính trên thế giới. Triển khai nhiều hoạt động đối ngoại, Tổng Bí thư và lãnh đạo đã có nhiều chuyến thăm đến nhiều nước, mang tầm chiến lược trong việc triển khai đường lối đối ngoại.

Ông Hoàng Bình Quân khẳng định, tăng cường mở rộng kênh Đảng là cơ hội để tham khảo học hỏi, nâng cao năng lực lãnh đạo. Do đó, bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng hơn trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến hết sức đa dạng và có nhiều yếu tố phức tạp, ông đề nghị: Cần tăng cường sự phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Mô hình “xã hội chủ nghĩa riêng Việt Nam”

GS.TS Tạ Ngọc Tấn- Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Với tinh thần vận dụng sáng tạo, nhiều vấn đề lý luận mới, chưa từng có đã được tổng kết từ thực tiễn và đưa vào áp dụng trong thực tế, mang lại những hiệu quả kinh tế, xã hội to lớn như: khoán trong nông nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đảng viên làm kinh tế, kinh tế hàng hóa đa thành phần đến kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN,…

Vận dụng sáng tạo học thuyết về chủ nghĩa xã hội (CNXH) vào xây dựng và phát triển đất nước, tại Đại hội XII của Đảng, GS.TS Tạ Ngọc Tấn- Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ: Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, trải qua 30 năm, đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và cũng đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là phù hợp với khát vọng của toàn dân, là nguồn sức mạnh tạo nên sự đồng thuận trong toàn Đảng, toàn dân.

GS.TS Tạ Ngọc Tấn cũng nêu lên vấn đề: Sự phát triển của đất nước trong điều kiện hiện nay, hơn lúc nào hết đòi hỏi phải có một mô hình CNXH của riêng Việt Nam, vừa phản ánh những giá trị phổ quát của CNXH, vừa phản ánh những đặc điểm đặc thù của Việt Nam được thể hiện bằng những đặc trưng bản chất của xã hội XHCN của Việt Nam.

Phát triển đất nước theo định hướng XHCN phải được phản ánh trong các mục tiêu chiến lược: Mục tiêu chung của công cuộc xây dựng CNXH gắn với mục tiêu của từng chặng đường, từng giai đoạn. Việc xác định rõ các tiêu chí cho CNXH ở Việt Nam cũng đòi hỏi phải phân tích đầy đủ, sâu sắc các mối quan hệ, bối cảnh quốc tế và trong nước, dự báo khoa học các xu thế, triển vọng, những thời cơ, thách thức đang đặt ra… Theo GS.TS, thực tiễn của công cuộc đổi mới trong 30 năm đã cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, song cũng đang đặt ra hàng loạt vấn đề mới đòi hỏi phải vận dụng sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và xây dựng CNXH.

Vì vậy, GS.TS Tạ Ngọc Tấn nhấn mạnh: Hơn lúc nào hết, mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn đang đặt ra yêu cầu bức thiết phải tổng kết thực tiễn để phát triển sáng tạo lý luận, làm sáng tỏ, thiết thực hơn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh chỉ được bảo đảm bằng tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, vận dụng sáng tạo học thuyết về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Ông Mamdouh Habashi- Trưởng Ban Quan hệ quốc tế  của Đảng Liên minh nhân dân XHCN (Ai Cập)

Nền chính trị Việt Nam, với Đảng Cộng sản là chính đảng duy nhất cầm quyền, là một mô hình thành công đặc biệt.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định được vai trò lãnh đạo thể hiện qua những thành tựu vô cùng to lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đang được hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong một đất nước hòa bình và ổn định, với nền kinh tế không ngừng tăng trưởng khởi sắc. Thành công của Việt Nam cũng là thành công của toàn thế giới. Mô hình của Việt Nam đã đạt đến những thành tựu của CNXH. (Theo TTXVN

Bài, ảnh: PHƯƠNG NAM

[links(left)]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh