Ngày nay, giữa lòng Hà Nội- thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, từng dòng người nối nhau đến viếng, dâng hoa lên Bác. Ngày nay, Tháp Rùa vẫn lung linh soi bóng nước Hồ Gươm, ven bờ hoa thắm sắc. Như hồn dân tộc đã hội tụ về đây.
Ngày nay, giữa lòng Hà Nội- thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, từng dòng người nối nhau đến viếng, dâng hoa lên Bác. Ngày nay, Tháp Rùa vẫn lung linh soi bóng nước Hồ Gươm, ven bờ hoa thắm sắc. Như hồn dân tộc đã hội tụ về đây.
Dân tin Đảng một lòng theo Đảng- tất cả vì một nước Việt Nam phồn thịnh “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”.
Tranh cổ động: Hà Huy Chương (Hải Dương) |
Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người
“Ba mươi năm đời ta có Đảng/ Hôm nay ôn lại quãng đường dài/ Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”… những lời thơ Tố Hữu khi Đảng tuổi 30 như vẫn đúng trong những ngày này, nhất là sau 30 năm Đảng dẫn đường cùng cả nước đổi mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt được những thành quả quan trọng. Kinh tế- xã hội phát triển. Vị thế, uy tín quốc tế ngày càng nâng cao. Riêng 30 năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng với những “thành tựu to lớn của đất nước”.
Ông Phạm Xuân Đương- Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: “Những thành tựu đạt được của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hết sức quan trọng, có ý nghĩa lịch sử”. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng đánh giá: “Thành tựu lớn nhất, bao trùm nhất công cuộc đổi mới đó là chúng ta đã chuyển được nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Chính nó đã làm thay đổi căn bản cuộc sống của chúng ta, đưa đất nước phát triển”. Đưa nước ta từ quốc gia nghèo nàn, lạc hậu thành nước có mức thu nhập trung bình, với thu nhập bình quân đầu người đã tăng 4 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 95% xuống còn 5%.
Không chỉ phát triển kinh tế- xã hội trong nước, trên trường quốc tế, Việt Nam cũng ngày càng vững bước. Riêng giai đoạn 2010- 2015, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn chủ động đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước trong khu vực và thế giới, tạo điều kiện quan trọng cho cải cách kinh tế trong nước và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, nâng cao lợi thế cạnh tranh của hàng hóa. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, kết quả hội nhập kinh tế to lớn đó còn giúp Việt Nam thực hiện chiến lược “xoay trục thị trường”, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Song, nhiều tham luận tại Đại hội XII cũng đã thẳng thắn chỉ rõ hạn chế, yếu kém mà nếu không được giải quyết thấu đáo, có thể dẫn tới nguy cơ tụt hậu, nền kinh tế trì trệ kéo dài, rơi vào bẫy thu nhập
trung bình.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư Bùi Quang Vinh, Việt Nam hiện vẫn là một nước nghèo, nên chưa thể bằng lòng, thỏa mãn với những gì đạt được, nhất là khi nhìn lại mình trong tương quan với các nước có cùng điều kiện như chúng ta.
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Phạm Xuân Đương thì cho rằng: Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế nước ta đã từng bước lấy lại đà tăng trưởng, song vẫn còn nhiều khó khăn; kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần song vẫn còn ở mức cao; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; nhiều chỉ tiêu trong mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt.
Qua 30 năm đổi mới, vẫn còn một số tồn tại: Nền công nghiệp nước ta phát triển còn rất khiêm tốn. Cơ cấu ngành nghề, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng cho yêu cầu của công nghiệp hóa, năng lực dự báo, tiếp cận thị trường, sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, tính tuân thủ hợp tác còn hạn chế. Chưa chú trọng tập trung phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, như công nghiệp chế tạo và công nghiệp vật liệu. Thị trường sản xuất công nghiệp còn hạn hẹp chưa gắn với thị trường khoa học công nghệ; thị trường sản xuất vật liệu chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu vẫn là nhập khẩu, phụ thuộc phần lớn vào các thị trường bên ngoài…
Cho đất nước phồn vinh và hạnh phúc
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết: Về kinh tế, 5 năm tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Do vậy, đưa hội nhập đi vào chiều sâu tức là phải tận dụng các cam kết quốc tế để mở rộng thị trường, tái phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp Việt Nam.
Cũng vậy, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh kiến nghị, sắp tới đây, chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” phải là một nội dung trọng tâm trong các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, nhằm góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển bền vững lại tích cực tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư Bùi Quang Vinh thì đề xuất, trọng tâm đổi mới giai đoạn tới nên dựa trên 3 trụ cột chính, đó là: thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững môi trường; công bằng và hội nhập xã hội, hay còn gọi là bình đẳng cho mọi người; nâng cao năng lực, trách nhiệm giải trình của Nhà nước. Trong đó, tập trung thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong nước mà chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, coi đây là nhiệm vụ của bộ máy nhà nước các cấp. Bởi, sức khỏe của doanh nghiệp trong nước chính là sức khỏe nền kinh tế.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh: “Nước ta đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển, thời cơ và thuận lợi rất lớn, nhưng thách thức và khó khăn cũng không hề nhỏ. Để đạt được khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, chúng ta phải thực hiện cải cách trên các vấn đề nêu trên. Chúng tôi tin tưởng rằng những thế hệ người Việt Nam hiện nay và tương lai chắc chắn có đủ ý chí, bản lĩnh, năng lực để thực hiện thành công công cuộc đổi mới”.
Có thể nói, về với Đại hội XII của Đảng, 34 tham luận đến từ các đoàn đại biểu đều đã tập trung phân tích, đánh giá và làm rõ thêm rất nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, ở nhiều góc độ khác nhau. Song, chung nhất vẫn là mong muốn, kỳ vọng và đề xuất nhiều giải pháp để vượt qua mọi thách thức, kết chặt ý Đảng với lòng dân, đưa đất nước Việt Nam ngày càng thịnh vượng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đại hội lần thứ XII của Đảng là Đại hội đoàn kết- dân chủ- kỷ cương- đổi mới, khẳng định quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Thực tiễn sinh động, phong phú và những thành tựu to lớn cùng những bài học sâu sắc qua 30 năm đổi mới, 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI là cơ sở vững chắc để Đảng ta đưa ra những quyết sách sáng suốt, đúng đắn, mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, dân tộc. Sự đồng lòng, nhất trí và tâm huyết, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là nguồn sức mạnh vô tận. Chúng ta nhất định thành công trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. |
PHƯƠNG NAM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin