Hiện nay, trước thềm Đại hội XII của Đảng, thì không ít đối tượng chống phá, phản động lại xem đây làm cơ hội để chống phá Đảng, Nhà nước, gây nhiễu thông tin.
Hiện nay, trước thềm Đại hội XII của Đảng, thì không ít đối tượng chống phá, phản động lại xem đây làm cơ hội để chống phá Đảng, Nhà nước, gây nhiễu thông tin.
Thế lực chống phá tìm đủ mọi cách tung ra thông tin xuyên tạc, sai sự thật, thông tin bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm gây rối, gây nhiễu loạn, bôi xấu cán bộ, phá hoại sự thành công của Đại hội Đảng.
Chúng làm như vậy hòng tìm ra kẽ hở, khoảng trống quyền lực vào thời điểm giao thoa giữa hai nhiệm kỳ. Kịch bản của những kẻ chống phá, phản động là tìm đủ mọi ngõ ngách nhằm tạo ra cơ hội chính trị cho chúng.
Vạch rõ “tim đen” của các đối tượng chống phá là việc cần làm của các cơ quan chức năng, để góp phần bảo vệ thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Các lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, các cơ quan quản lý Nhà nước về thông tin, truyền thông, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet (các nhà mạng) đã và đang phối hợp chặt chẽ và có biện pháp thích hợp để xử lý những đối tượng gây ra trò gây rối, nhiễu loạn thông tin.
Việc truy tìm những đối tượng lợi dụng mạng Internet để phát tán thông tin giả mạo, bịa đặt, sai sự thật để xử lý theo quy định của pháp luật là điều đương nhiên. Bởi việc lợi dụng mạng xã hội, Internet để giả mạo, xuyên tạc, bôi nhọ uy tín danh dự của người khác là hành vi phạm pháp dù ở bất cứ quốc gia nào. Về mặt đạo đức, một xã hội tiến bộ, một cộng đồng văn minh lại càng khó có thể dung dưỡng, chấp nhận hành vi đó.
Trước những thông tin thất thiệt, gây rối, nhiễu loạn, sự tỉnh táo của mỗi công dân, của từng thành viên tham gia các mạng xã hội cũng hết sức quan trọng. Những đối tượng chống phá thường mạo danh tung ra đủ loại thông tin được cho là nhạy cảm, gây tò mò, lồng ghép thông tin xuyên tạc, sai sự thật.
Cách ứng xử đúng mực nhất là cùng cộng đồng tẩy chay những loại thông tin xuyên tạc, sai sự thật. Không nên phát tán những thông tin bịa đặt, bóp méo, gây rối, chính là góp phần nhỏ của mình vào sự ổn định để phát triển đất nước.
Ở góc độ luật pháp, hành vi giả mạo, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân, chống phá Đảng, Nhà nước, xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, là vi phạm pháp luật. Hành vi phát tán, truyền bá những thông tin thuộc dạng này cũng là vi phạm pháp luật.
Mỗi công dân trên mạng xã hội, trên Internet có thái độ tỉnh táo, chấp hành nghiêm pháp luật, biết tự miễn dịch trước thông tin rác chính là góp phần vào thành công cho một trong những sự kiện hệ trọng của đất nước sắp diễn ra.
PV (theo An Ninh Thủ Đô)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin