Trong ngày làm việc chính thức thứ hai (22/1), tại Hội trường (Trung tâm Hội nghị quốc gia- Mỹ Đình- Hà Nội), Đại hội đã được nghe nhiều tham luận của các đại biểu, đóng góp nhiều vấn đề quan trọng cho Đảng và đất nước. Chúng tôi xin trích nội dung một số tham luận:
Trong ngày làm việc chính thức thứ hai (22/1), tại Hội trường (Trung tâm Hội nghị quốc gia- Mỹ Đình- Hà Nội), Đại hội đã được nghe nhiều tham luận của các đại biểu, đóng góp nhiều vấn đề quan trọng cho Đảng và đất nước. Chúng tôi xin trích nội dung một số tham luận:
* Đại tướng Ngô Xuân Lịch- Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (Đoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội):
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (ảnh: TTXVN) |
Đánh giá dự thảo các văn kiện của Trung ương thực sự kết tinh sự tâm huyết, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; đồng thời, cũng là minh chứng thuyết phục phản bác mọi luận điệu xuyên tạc, kích động, chống phá của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị nhằm vào Đại hội XII của Đảng.
Trong những năm tới, trên thế giới hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, nhưng tình hình tiếp tục có những biến động phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, bất trắc, rất khó lường; môi trường chiến lược có nhiều biến động, do sự cạnh tranh chiến lược quyết liệt giữa các nước lớn; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố và các thách thức an ninh phi truyền thống diễn biến phức tạp với nhiều đặc điểm mới.
Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á tiếp tục phát triển năng động, nhất là việc cộng đồng ASEAN vừa được hình thành, với 3 trụ cột chính sẽ tạo bước chuyển tích cực cả về chính trị- an ninh, kinh tế- xã hội và văn hóa trong khu vực; nhưng đây cũng vẫn là nơi cạnh tranh quyết liệt về chiến lược giữa các nước lớn.
Trong nước, tình hình chính trị- xã hội ổn định; kinh tế tiếp tục tăng trưởng, an sinh xã hội được cải thiện; quốc phòng- an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế và uy tín của Việt Nam tiếp tục được nâng cao trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mối quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh lợi ích giữa các nước, chúng ta sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng hoạt động “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta... Tình hình biển Đông có những khó khăn, thách thức mới.
Trong bối cảnh đó, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta có sự phát triển mới, yêu cầu cao, đan xen cả thời cơ thuận lợi và thách thức, khó khăn. Quân đội luôn nhận thức sâu sắc vai trò nòng cốt trong nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; ý thức rõ trách nhiệm chính trị, trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã giao phó.
Trên cơ sở đó, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho biết, Quân đội đã đề ra 4 giải pháp chính để tập trung thực hiện trong những năm tới. Đó là: Tiếp tục thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước nhanh, bền vững; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Và tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội, lãnh đạo toàn quân hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và dân giao phó.
* Ông Đinh La Thăng- Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải:
Ông Đinh La Thăng- Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (ảnh TTXVN) |
Trong giai đoạn 2011- 2015, đã kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho kết cấu hạ tầng giao thông được trên 410.000 tỷ đồng.
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam trong 5 năm qua đã tăng 36 bậc (năm 2010 mới ở vị trí 103 thì năm 2015 đã đứng ở vị trí 67).
Trong những năm tới, ngành giao thông vận tải sẽ tiếp tục thực hiện 4 giải pháp đột phá để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, như: sử dụng nguồn lực hợp lý; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các công trình có tính lan tỏa; đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm và các phương thức vận tải thông qua việc rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế…
… Với nhận thức rằng, một quốc gia hiện đại, phát triển ở trình độ cao trước hết phải có một hệ thống giao thông hiện đại- thuận lợi- hiệu quả và an toàn, tôi trông đợi ở những Nghị quyết quan trọng của Đại hội và BCH Trung ương khóa XII sẽ tiếp tục tạo động lực lớn và mới cho vấn đề phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam”
PHƯƠNG NAM (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin